Trắc nghiệm bài Về chính chúng ta Văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm về vấn đề gì?

  • A

    Mối quan hệ giữa con người với thực tại.

  • B

    Mối quan hệ giữa con người với thế giới.

  • C

    Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 2 :

Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI  bằng chứng, lý lẽ mà tác giả đưa ra?

  • A

    Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới.

  • B

    Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực.

  • C

    Con người là trung tâm của thế giới, điều khiển thế giới.

  • D

    Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kỳ bẩm sinh của con người. 

Câu 3 :

Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?

  • A

    Giúp cho những luận điểm chính trong văn bản rõ ràng hơn.

  • B

    Có thêm sức thuyết phục cho việc nêu ra các bằng chứng, lí lẽ chứng minh luận điểm.

  • C

    Giúp văn bản logic hơn.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 4 :

Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản là gì?

  • A

    Điệp ngữ.

  • B

    So sánh.

  • C

    Nói quá.

  • D

    Câu hỏi tu từ.

Câu 5 :

Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn nào?

  • A

    Góc nhìn bên ngoài.

  • B

    Góc nhìn bên trong.

  • C

    Góc nhìn thay đổi (lúc bên ngoài, lúc bên trong).

  • D

    Góc nhìn trung lập.

Câu 6 :

Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?

  • A

    Tác giả nghĩ rằng con người đã nhận thức được hết về thế giới.

  • B

    Tác giả nghĩ rằng con người chưa thật sự nhận thức được hết về thế giới.

  • C

    Tác giả nghĩ rằng con người không cần nhận thức về thế giới.

  • D

    Đáp án khác.

Câu 7 :

Dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi là gì?

  • A

    Gây sự tò mò, hứng thú với người đọc.

  • B

    Là cách tác giả triển khai vấn đề, là chính những suy nghĩ của tác giả.

  • C

    Như một định hướng dành cho người đọc.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 8 :

Câu nào trong đoạn văn thứ hai thể hiện quan điểm của tác giả?

  • A

    "Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong vài trang giấy."

  • B

    "Nhưng nếu né tránh hay phớt lờ câu hỏi ấy, thì theo tôi sẽ bỏ sót những điều cốt lõi."

  • C

    “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”

  • D

    "Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy."

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm về vấn đề gì?

  • A

    Mối quan hệ giữa con người với thực tại.

  • B

    Mối quan hệ giữa con người với thế giới.

  • C

    Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Về chính chúng ta.

- Dựa vào nội dung của văn bản để chỉ ra quan điểm mà tác giả trình bày.

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm về vấn đề con người, các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.

Câu 2 :

Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI  bằng chứng, lý lẽ mà tác giả đưa ra?

  • A

    Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới.

  • B

    Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực.

  • C

    Con người là trung tâm của thế giới, điều khiển thế giới.

  • D

    Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kỳ bẩm sinh của con người. 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Về chính chúng ta.

- Dựa vào những luận điểm đã tìm hiểu để chỉ ra những bằng chứng, lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong văn bản. 

Lời giải chi tiết :

- Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ là: 

+ Con người là một phần của thế giới, nằm trong nó và quan sát nó. Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới. Vậy nên con người chỉ là một phần rất nhỏ bé của vũ trụ to lớn này.

+ Bằng chứng về sự thông tin về nhau của tự nhiên như một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của đám mây đen, áo hiệu trời mưa; đồng hồ chưa thông tin về thời gian trong ngày giúp ta xác định giờ làm việc; … và cuối cùng não của con người chính là nơi chứa tất cả những thông tin được tích lũy qua kinh nghiệm.

+ Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực. Giá trị cảm xúc của con người làm nên xã hội và cũng là biểu hiện của tự nhiên. 

+Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kỳ bẩm sinh của con người. 

Câu 3 :

Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?

  • A

    Giúp cho những luận điểm chính trong văn bản rõ ràng hơn.

  • B

    Có thêm sức thuyết phục cho việc nêu ra các bằng chứng, lí lẽ chứng minh luận điểm.

  • C

    Giúp văn bản logic hơn.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Về chính chúng ta.

- Chú ý những thông tin khoa học được sử dụng trong văn bản và nêu ý nghĩa của chúng trong việc làm áng tỏ luận điểm chính.

Lời giải chi tiết :

Những thông tin khoa học trong văn bản giúp cho những luận điểm chính trong văn bản sáng rõ hơn, logic hơn và có thêm sức thuyết phục cho việc nêu ra các bằng chứng, lí lẽ chứng minh luận điểm.

Câu 4 :

Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản là gì?

  • A

    Điệp ngữ.

  • B

    So sánh.

  • C

    Nói quá.

  • D

    Câu hỏi tu từ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Về chính chúng ta.

- Chỉ ra biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng.

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp điệp từ “chúng ta”. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ xuyên suốt văn bản để nhấn mạnh đối tượng của vấn đề là chúng ta – con người, làm rõ hơn về các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.

Câu 5 :

Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn nào?

  • A

    Góc nhìn bên ngoài.

  • B

    Góc nhìn bên trong.

  • C

    Góc nhìn thay đổi (lúc bên ngoài, lúc bên trong).

  • D

    Góc nhìn trung lập.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc văn bản Về chính chúng ta.

- Tập trung đọc kĩ đoạn văn viết về mối quan hệ giữa con người với thực tại để tìm ra góc nhìn của tác giả về quan điểm này.

Lời giải chi tiết :

Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn bên trong, góc nhìn của con người là một phần thế giới, gắn với thực tại.

Câu 6 :

Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?

  • A

    Tác giả nghĩ rằng con người đã nhận thức được hết về thế giới.

  • B

    Tác giả nghĩ rằng con người chưa thật sự nhận thức được hết về thế giới.

  • C

    Tác giả nghĩ rằng con người không cần nhận thức về thế giới.

  • D

    Đáp án khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc văn bản Về chính chúng ta.

- Chú ý vào đoạn văn viết về khả năng nhận thức thế giới của con người để nêu suy nghĩ của tác giả về vấn đề này.

Lời giải chi tiết :

Tác giả nghĩ rằng con người chưa thật sự nhận thức được hết về thế giới. Con người nghĩ rằng mình đã hiểu hết thế giới nhưng sự thật là chỉ hiểu một phần nhỏ của thế giới. Khả năng nhận thức thế giới của con người chưa đủ để con người coi mình là trung tâm, là chúa tể. Tác giả cho rằng con người cần nâng cao hơn khả năng nhận thức thế giới.

Câu 7 :

Dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi là gì?

  • A

    Gây sự tò mò, hứng thú với người đọc.

  • B

    Là cách tác giả triển khai vấn đề, là chính những suy nghĩ của tác giả.

  • C

    Như một định hướng dành cho người đọc.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn mở đầu văn bản.

- Chú ý cách tác giả nêu câu hỏi đặt vấn đề để tìm ra dụng ý của nó.

Lời giải chi tiết :

Dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi là 

- Trước hết là gây sự tò mò, hứng thú của người đọc đối với nội dung văn bản, với vấn đề được nêu lên trong văn bản.

- Những câu hỏi này có thể là chính những suy nghĩ của tác giả, cách tác giả triển khai vấn đề, những câu hỏi cần trả lời khi giải quyết vấn đề.

- Những câu hỏi được đặt ra ngay từ mở đầu cũng như một định hướng, hướng người đọc trả lời những câu hỏi để tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng hơn.

Câu 8 :

Câu nào trong đoạn văn thứ hai thể hiện quan điểm của tác giả?

  • A

    "Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong vài trang giấy."

  • B

    "Nhưng nếu né tránh hay phớt lờ câu hỏi ấy, thì theo tôi sẽ bỏ sót những điều cốt lõi."

  • C

    “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”

  • D

    "Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy."

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn thứ hai trong văn bản.

- Chú ý nội dung đoạn văn để chỉ ra câu văn thể hiện quan điểm của tác giả.

Lời giải chi tiết :

Câu văn thể hiện quan điểm của tác giả là “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”

close