Trắc nghiệm bài Một đời như kẻ tìm đường Văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Nhan đề và nội dung đoạn đầu hé lộ điều gì về nội dung của văn bản?

  • A

    Nội dung của văn bản là kể về câu chuyện cuộc đời mình.

  • B

    Nội dung nói về khó khăn của nhân vật khi phải lựa chọn những con đường cho tương lai.

  • C

    Kể về kí ức tươi đẹp của tác giả.

  • D

    Kể về một lần viết thư cho phụ huynh của tác giả.

Câu 2 :

Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?

  • A

    Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại.

  • B

    Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai.

  • C

    Tình huống chọn rời xa hay ở lại quê hương.

  • D

    A và B đúng.

Câu 3 :

Trong đoạn văn trang 109, tác giả đã rút ra được điều gì về cuộc đời?

  • A

    Mỗi lựa chọn, mỗi lộ trình sẽ đẩy chúng ta đến với sự thay đổi có thể tốt hoặc có thể xấu.

  • B

    Nhiều khi chúng ta không được quyền đưa ra lựa chọn.

  • C

    Cuộc đời có nhiều ngã rẽ mà bắt buộc chúng ta phải lựa chọn.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 4 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về mối quan hệ giữa sự lựa chọn và số phận được nêu trong văn bản?

  • A

    Số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta.

  • B

    Cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta.

  • C

    Số phận là thứ đã được định sẵn còn lựa chọn sẽ đưa con người đến tương lai sau này.

  • D

    Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.

Câu 5 :

Giọng điệu của người viết trong đoạn cuối có đặc điểm gì?

  • A

    Giọng điệu vui tươi, hạnh phúc, nhẹ nhõm.

  • B

    Giọng điệu nghiêm túc.

  • C

    Giọng điệu hóm hỉnh.

  • D

    Giọng điệu xúc động.

Câu 6 :

Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, biểu cảm trong bài viết là gì?

  • A

    Giúp cho bài viết thêm hấp dẫn hơn, giàu tính hình ảnh.

  • B

    Giúp bài viết thêm phần khách quan.

  • C

    Người đọc có thể dễ dàng hòa vào suy nghĩ của người viết, cảm nhận được rõ hơn cảm xúc của người viết.

  • D

    A và C đúng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhan đề và nội dung đoạn đầu hé lộ điều gì về nội dung của văn bản?

  • A

    Nội dung của văn bản là kể về câu chuyện cuộc đời mình.

  • B

    Nội dung nói về khó khăn của nhân vật khi phải lựa chọn những con đường cho tương lai.

  • C

    Kể về kí ức tươi đẹp của tác giả.

  • D

    Kể về một lần viết thư cho phụ huynh của tác giả.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa nhan đề và nội dung đoạn đầu để dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.

Lời giải chi tiết :

Nội dung sẽ được trình bày trong văn bản có thể là về khó khăn của nhân vật khi phải lựa chọn những con đường cho tương lai.

Câu 2 :

Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?

  • A

    Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại.

  • B

    Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai.

  • C

    Tình huống chọn rời xa hay ở lại quê hương.

  • D

    A và B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc văn bản và chú ý các chi tiết viết về những tình huống lựa chọn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Người viết đã nêu ra những tình huống lựa chọn là 

- Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại. Cha mẹ nhân vật có ý hướng anh vào chương trình cổ điển còn nhân vật tôi sau khi nghe nhạc Mỹ thì nghiêng hẳn về phía hiện đại.

- Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai. Cha anh muốn anh theo ngành kiến trúc, mẹ thì thích bác sĩ và cuối cùng cả hai hướng nhân vật tôi theo nghề công chức – một sự lựa chọn an toàn.

Câu 3 :

Trong đoạn văn trang 109, tác giả đã rút ra được điều gì về cuộc đời?

  • A

    Mỗi lựa chọn, mỗi lộ trình sẽ đẩy chúng ta đến với sự thay đổi có thể tốt hoặc có thể xấu.

  • B

    Nhiều khi chúng ta không được quyền đưa ra lựa chọn.

  • C

    Cuộc đời có nhiều ngã rẽ mà bắt buộc chúng ta phải lựa chọn.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn trang 109 để nêu ra những suy ngẫm, đúc rút của người viết.

Lời giải chi tiết :

Những suy ngẫm, đúc rút của người viết là cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ, khúc quanh phải lựa chọn, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải đưa ra một lựa chọn hoặc đôi khi không có quyền được chọn. Mỗi lựa chọn, mỗi lộ trình sẽ đẩy chúng ta đến với sự thay đổi có thể tốt hoặc có thể xấu.

Câu 4 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về mối quan hệ giữa sự lựa chọn và số phận được nêu trong văn bản?

  • A

    Số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta.

  • B

    Cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta.

  • C

    Số phận là thứ đã được định sẵn còn lựa chọn sẽ đưa con người đến tương lai sau này.

  • D

    Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc đoạn văn cuối trang 109, tập trung vào các chi tiết về lựa chọn và số phận.

Lời giải chi tiết :

Giữa lựa chọn và số phận chỉ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng manh, số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta và cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.

→ ý không đúng là ý C

Câu 5 :

Giọng điệu của người viết trong đoạn cuối có đặc điểm gì?

  • A

    Giọng điệu vui tươi, hạnh phúc, nhẹ nhõm.

  • B

    Giọng điệu nghiêm túc.

  • C

    Giọng điệu hóm hỉnh.

  • D

    Giọng điệu xúc động.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn cuối trang 110 và tập trung vào giọng điệu của người viết.

Lời giải chi tiết :

Người viết có giọng điệu vui tươi, hạnh phúc, có tâm trạng nhẹ nhõm và hài lòng với cuộc đời của mình, với những việc mình đã làm.

Câu 6 :

Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, biểu cảm trong bài viết là gì?

  • A

    Giúp cho bài viết thêm hấp dẫn hơn, giàu tính hình ảnh.

  • B

    Giúp bài viết thêm phần khách quan.

  • C

    Người đọc có thể dễ dàng hòa vào suy nghĩ của người viết, cảm nhận được rõ hơn cảm xúc của người viết.

  • D

    A và C đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.

- Dựa vào kiến thức đã học về các yếu tố tự sự, miêu tả để phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của các yếu tố tự sự, biểu cảm là giúp cho bài viết thêm hấp dẫn hơn, giàu tính hình ảnh; người đọc có thể dễ dàng hòa vào suy nghĩ của người viết, cảm nhận được rõ hơn cảm xúc của người viết.

close