Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Trưởng giả học làm sangVăn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Tóm tắt 1: Lão Giuốc- đanh đã ngoài 40, cục mịch, xấu xí, dốt nát, ngờ nghệch… Nhờ buôn dạ mà trở nên giàu có. Lão muốn trở thành quý tộc. Lão mời thầy triết về nhà để học rất nhiều môn. Sau khi muốn trở thành nhà bác học, lão Giuốc-đanh lại muốn có bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Phó may và bốn thợ phụ kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Lão được chúng tâng bốc từ ông lớn, cụ lớn lên đức ông. Chúng lợi dụng sự hỡm hĩnh, ngờ nghệch của tên trưởng giả học làm sang để nịnh hót, moi tiền của lão. Cuối cùng ông bị chính người hầu của mình cười chế giễu. Tóm tắt 2: Ông Giuốc- đanh có ý định may bộ quần áo sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu của mình. Nhưng vì thiếu hiểu biết, dốt nát nên ông trở thành nạn nhân của thói học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục bị may hỏng. Cuối cùng ông ta bị người hầu của mình cười chê trước bộ trang phục hợm hĩnh Tóm tắt 3: Lão Giuốc-đanh lại muốn có bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Phó may và bốn thợ phụ kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Lão được chúng tâng bốc từ ông lớn, cụ lớn lên đức ông. Chúng lợi dụng sự hỡm hĩnh, ngờ nghệch của tên trưởng giả học làm sang để nịnh hót, moi tiền của lão. Cuối cùng lão ta bị người hầu của mình cười chê trước bộ trang phục hợm hĩnh Bố cục 2 phần: - Phần 1 (Hồi thứ hai): Ông Giuốc-đanh và những tên thợ may - Phần 2 (Hồi thứ ba): Ông Giuốc-đanh và những tên hầu Giọng đọc Châm biếm, mỉa mai Nội dung chính Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ - Trưởng giả học làm sang (Le Bourgeois gentilhomme) (1670) phê phán thói học đòi, rởm đời, lố bịch của những người giàu có nhưng ít hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức lóa mắt, không nhận ra được thật hay giả, tốt hay xấu, trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc đến mức bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng. - Văn bản trong SGK được trích từ hồi thứ hai và hồi thứ ba trong vở kịch 5 hồi. 2. Đề tài Phê phán thói học đòi làm sang 3. Phương thức biểu đạt Tự sự 4. Thể loại Kịch
|