Soạn bài Hịch tướng sĩ SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết

Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 59, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức lịch sử để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung – Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta:

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Phùng Hưng, Ngô Quyền,…

Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt,....

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 59, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, vì sao quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết lịch sử để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Lý do quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại:

- Quân dân nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo: Rèn luyện binh sĩ, chuẩn bị vũ khí, lương thực, tinh thần, nghệ thuật quân sự độc đáo...

- Quân dân nhà Trần có ý chí kiên quyết, đồng lòng đoàn kết đánh giặc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại là do quân dân nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo, có ý chí kiên quyết, đồng lòng đoàn kết đánh giặc.

- Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

- Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc bài hịch để xác định mục đích.

Lời giải chi tiết:

Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích khích lệ lòng yêu nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng của các tướng sĩ, khích lệ tinh thần trọng danh dự ở họ, từ đó củng cố ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh giặc của toàn quân khi kẻ thù xâm lược đã ngấp nghé ngay cửa ngõ đất nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích khích lệ lòng yêu nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng của các tướng sĩ.

Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích:

+ Thể hiện sự căm phẫn, giận dữ trước cảnh giặc xâm lược ngang nhiên cướp bóc dân ta.

+ Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.

Bài hịch được làm để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính Trần Quốc Tuấn soạn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Xác định bố cục của bài hịch và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích mà bài hịch hướng tới.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để xác định bố cục và vai trò của từng phần.

Lời giải chi tiết:

Bài hịch bố cục thành 4 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt”): tác giả nêu ra các gương “trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước” đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

- Đoạn 2 (từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Đoạn 3 (từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ (từ “Các ngươi” đến “muốn vui vẻ phỏng có được không?") và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai (từ “Nay ta bảo thật” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?").

- Đoạn 4 (từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

Xem thêm
Cách 2

- Phần 1. Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ.

- Phần 2. Tiếp theo đến “ta cũng vui lòng”: Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.

- Phần 3. Tiếp theo đến “vui vẻ phỏng có được không?”: Sai trái của tướng sĩ dưới quyền.

- Phần 4. Còn lại: Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch đều là tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng nối giáo cho giặc.

- Từ quá khứ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cao Khanh

- Đến hiện tại: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang...

 Mục đích: Minh chứng đời nào cũng có hào kiệt với tinh thần quên mình vì chủ, vị vua, vì nước. Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì chủ, vì vua, vì nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch đều là là tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình

 Chứng minh đời nào cũng có hào kiệt với tinh thần quên mình vì chủ, vị vua, vì nước. Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì chủ, vì vua, vì nước.

- Những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch:

+ Tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng.

+ Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

- Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng cho tấm gương trung nghĩa thuở trước, nhắc nhở binh sĩ về chân lí: những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội.

Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ

Các gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ:

+ Từ quá khứ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cao Khanh

+ Đến hiện tại: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang...

 Làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vị vua, vì nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?

Phương pháp giải:

Liệt kê các hiện tượng thực tế được nhắc đến.

Lời giải chi tiết:

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế:

STT

Nhóm các hiện tượng trong thực tế

Cảm xúc chủ đạo được khơi gợi trong lòng các tì tướng

1

Những tội ác của quân giặc:

- Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường  coi thường mọi người dân Việt, coi thường chủ quyền của đất nước ta.

- Sứ giặc chửi mắng triều đình, quan lại  coi thường các bậc đáng kính, coi thường kỉ cương, phép nước

- Cậy quyền cậy thế để vơ vét của cải của đất nước ta  hành vi của kẻ cướp

Căm thù giặc

2

Những tình cảm, suy nghĩ, hành động của chủ tướng:

- Đau đớn đến không ăn, không ngủ được; khát vọng tiêu diệt, đánh đuổi kẻ thù, dẫu phải hi sinh thân mình  trách nhiệm mỗi người Việt cần phải có trước nguy cơ đất nước bị giặc giày xéo

- Cung cấp mọi điều kiện thuận lợi cho các tì tướng trong công việc; chăm lo nâng cao đời sống cho các tì tướng  có ơn với các tì tướng

- Chia sẻ buồn vui như những người thân thiết nhất, sống chết có nhau cùng các tì tướng  có tình, có nghĩa với các tì tướng

Muốn báo đáp công ơn của chủ tướng khi chủ tướng cần đến mình

3

Những việc làm của các tì tướng:

- Làm tì tướng như “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn”  chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) của tì tướng với chủ tướng, của một người dân với đất nước

- Bản thân tì tướng cũng bị xúc phạm mà không biết căm tức kẻ thù  vô cảm, không biết giữ thể diện, thiếu dũng khí

-  Mải mê thú vui riêng, chỉ biết chăm lo cho gia đình riêng nhỏ bé  chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) với đất nước, với cộng đồng, tầm nhìn hạn hẹp

Hổ thẹn, muốn sửa chữa những điều bản thân chưa làm đúng

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng: uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói…

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế:

- Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

- Nhớ câu “đặt mồi lửa dưới đống củi” là nguy cơ.

- Lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

-  Tội ác và sự ngang ngược của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng… "Bạo ngược, tham lam, vô đạo."

- Hình ảnh ẩn dụ: lưỡi cú diều, thân dê chó

- Giọng văn mỉa mai, châm biếm

 Khắc hoạ sinh động hình ảnh kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ

Nỗi lòng chủ tướng

- Được thể hiện rõ nét qua phần điệp với những câu văn biền ngắn gọn đối xứng cân chỉnh : “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng cam lòng”

- Nghệ thuật:

+ Dựng nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy

+ Nhiều động từ chỉ trạng và hành động mãnh liệt như:

Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…

+ Giọng văn thống thiết, tình cảm

 Tác dụng:

+ Cực tả niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng

+ Khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?

Phương pháp giải:

Theo dõi văn bản và tìm ra lý lẽ, bằng chứng cho thấy các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng.

Lời giải chi tiết:

- Lí lẽ: Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm

- Bằng chứng: Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Lí lẽ: Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.

- Bằng chứng: Ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, rượu ngon...

- Bằng chứng:

+ Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp … tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.

+ Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.

+ Chẳng những thái ấp của ta không còn … lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

- Lí lẽ:

+ Nhắc lại ân tình của Trần Quốc Tuấn và binh sĩ.

+ Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.

+ Khẳng định thái độ đúng đắn là phải cảnh giác, tích cực rèn luyện để sẵn sàng đánh giặc.

Trần Quốc Tuấn vạch ra những vấn nạn ở trước mắt: không biết lo cho vận mệnh đất nước, luôn lấy mấy trò tiêu khiển làm thú vui, lơ là việc nước,.... Lên án những điều xấu xa và cảnh báo các tì tướng về lối sống xa đọa của mình. 

- Bằng chứng:

+ Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.

- Lí lẽ:

+ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.

+ Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp … tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.

+ Chẳng những thái ấp của ta không còn … lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng? Phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ):

- Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (…) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”, “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên…”

- Khi nghiêm khắc quở trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm”… Thực ra, gia thần của ông như Dã Tượng, Yết Kiêu, các môn khách như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực… đều là những người trung nghĩa. Trung nghĩa là nét nổi bật của tinh thần Đông A (tức nhà Trần). Cho nên, số người cầu an, hưởng lạc tuy vẫn có, nhưng có phần chắc là Trần Quốc Tuấn dùng phép khích tướng, kích họ bằng sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù.“(Trần Đình Sử)

- Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

- Tác giả sử dụng các yếu tố biểu cảm (giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…) để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng.

- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ:

 + Giọng văn: Lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

→ Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông. Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.

Bài hịch chuyển sang một giọng văn vừa lâm ly thống thiết khi gợi ra hậu quả vô cùng khủng khiếp và thê thảm nếu không chống nổi giặc ngoại xâm, vừa mỉa mai chì chiết nhằm “khích tướng”, nghĩa là cố tình chọc vào,cứa vào lòng tự hào, tự trọng, ý thức về liêm sỉ của tướng sĩ nhà Trần vốn nổi tiếng với “hào khí Đông Á với tinh thần sắt thép, với thái độ quyết đánh của hội nghị Diên Hồng: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, bằng lý và bằng tình – chủ yếu là bằng tình – bởi vì rút ra lý là chuyện đánh giặc cứu nước, cứu nhà, cứu mình, có gì phải bàn cãi nhiều.

Ấy là một vị anh hùng có trái tim lớn. Trái tim chứa đầy tình cảm vĩ đại trong quan hệ với nước, với dân. Đây là trái tim đau cái đau lớn, oăm cái căm lớn, nhục cái nhục lớn. Một trái tim sôi sục mãnh liệt

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước?

Phương pháp giải:

Chú ý đoạn từ “Nay ta bảo thật các ngươi” … “phỏng có được không”

Lời giải chi tiết:

- Để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước, với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

- Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước, với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc cứu nước:

- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

- Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

Làm tướng thì phải hết lòng với chủ đã được khẳng định đầy đủ không phải chỉ như một chân lý chung, mà còn là lẽ phải của ngày hôm nay, của vua tôi, chủ tớ nhà Trần trước nguy cơ ngoại xâm đã đến trước mặt. Lời hịch khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa lợi ích của triều đình, của chủ lương với lợi ích của các tướng sĩ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không cổ mặc thì lạ cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng…”

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Từ bài hịch này, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Phương pháp giải:

Tự rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

Bài học cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận:

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén  tăng tính thuyết phục.

- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu  tăng tính sinh động, tác động đến cả tình cảm và lý trí.

- Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ  bài viết có cảm xúc, không khô khan khó tiếp nhận.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Bài học cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận:

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén

- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu

- Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ

Từ bài hịch, em rút ra được bài học cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận:

- Trình bày bố cục rõ ràng, mỗi luận điểm của thân bài tách thành một đoạn văn rõ ràng để đảm bảo diễn đạt đủ ý nhưng không quá lan man.

- Luận điểm phải rõ ràng, thể hiện được ý kiến cụ thể của người viết.

- Mỗi luận điểm phải có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lĩ lẽ, bằng chứng cụ thể.

Bài hịch không phải chỉ hay bằng lý lẽ, lập luận. Xét đến cùng, như đã nêu ở trên, sứ mạng của nó chủ yếu là tác động bằng tình cảm. Đây là thời kỳ văn học chứa phần biệt tách bạch giữa văn sử triết, giữa văn nghệ thuật, văn tình cảm, văn hình tượng với văn nghị luận, chính trị, triết luận.

Bài hịch xét về mặt thể loại vừa là một bài nghị luận (dùng luận điểm, luận cứ, thuyết phục bằng sức mạnh lôgic) vừa là văn nghệ thuật, văn hình tượng thuyết phục bằng tình cảm, cảm xúc.

 
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Viết kết nối với đọc

Câu hỏi (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế để viết đoạn văn theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước. Điều đó được thể hiện qua mỗi thời đại khác nhau. Trong quá khứ, lòng yêu nước thể hiện qua sự đồng lòng, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập chủ quyền lãnh thổ. Còn ở hiện tại, thế hệ trẻ cũng cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để tương lai cống hiến cho quê hương, đất nước. Đồng thời, mỗi người cần ý thức tiếp thu văn hóa nước ngoài có chọn lọc, mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Không chỉ vậy, các bạn trẻ cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dù vậy, vẫn còn nhiều người có lối sống vô ơn, bội bạc. Họ quên đi nguồn cội của bản thân, chạy theo lối sống vật chất hay có những hành vi gây tổn hại đến đất nước. Như vậy, mỗi người cần phải nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Từ bao đời nay, người dân Việt Nam chúng ta luôn tự hào là quốc gia giàu truyền thống tốt đẹp và đáng tự hào, nổi bật trong đó là truyền thống yêu nước. Từ thời Văn Lang, Âu Lạc, nhân dân ta cho thấy một lòng yêu nước mãnh liệt. Truyền thống ấy được con cháu những đời sau lưu truyền lại qua các thế thệ sau từ thuở lọt lòng thông qua những câu ca, lời ru, tiếng hát. Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta .... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” Lòng yêu nước luôn ở sẵn trong trái tim của mỗi con người. Vào những lúc tổ quốc cần, nó sẽ bùng phát lên một cách dữ dội. Việc mà chúng ta cần làm chính là gìn giữ cho tinh thần yêu nước ấy luôn được sống mãi với thời gian.

Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước là một tình cảm cao đẹp, là thứ tình cảm vô hình nhưng luôn tồn tại trong tim mỗi người, thôi thúc mỗi người cống hiến, đoàn kết cũng như tự hào dân tộc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước chính là sự dũng cảm, hi sinh, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì bờ cõi lãnh thổ. Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hòa bình và ấm no thì yêu nước và trách nhiệm chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn bể. Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Bên cạnh việc cố gắng hoàn thiện bản thân thì chúng ta cần sống với lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng cống hiến, phát triển đất nước phồn thịnh để con cháu mai sau của ta có thể tự hào về những việc làm ngày hôm nay của ta.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close