Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiếtQua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Phương pháp giải: Dựa vào hiểu biết của em để trình bày về nhân vật lịch sử ấn tượng nhất. Lời giải chi tiết: Hành động yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho em ấn tượng nhất. Bởi Người đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm, bôn ba ở nước ngoài, làm thêm đủ thứ việc để mưu sinh. Tại nước Nga, Người đã tiếp nhận được chủ nghĩa Mác vận dụng vào tình hình đất nước ta. Cộng thêm sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam giúp đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, xã hội chủ nghĩa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Qua những bài học từ môn Lịch sử, qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là: Thánh Gióng – từ một cậu bé ba tuổi không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đó mà khi nghe tin giặc đến đã cất tiếng nói xin đi đánh giặc, để rồi vươn mình trở thành tráng sĩ xông pha đánh tan quân giặc bằng cụm tre làng. Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động bóp nát quả cam của nhân vật Trần Quốc Toản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hành động ấy đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng trẻ tuổi. Hành động yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho em ấn tượng nhất. Bởi Người đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm, bôn ba ở nước ngoài, làm thêm đủ thứ việc để mưu sinh. Tại nước Nga, Người đã tiếp nhận được chủ nghĩa Mác vận dụng vào tình hình đất nước ta. Cộng thêm sự hỗ trọ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam giúp đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, xã hội chủ nghĩa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Trước khi đọc 2 Câu 2 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào? Phương pháp giải: Em nêu lên quan điểm của mình. Lời giải chi tiết: Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách: học tập tốt, lao động hăng say, sản xuất, làm giàu chính đáng, làm việc có trách nhiệm, mẫn cán, chí công vô tư, cống hiến hết mình vì công việc, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, bảo vệ môi trường…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc sống hôm nay: - Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra. - Tìm hiểu, trân trọng những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà, - Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn. - Tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống đáng quý. Tiếp bước cha ông, em nhận lấy ngọn lửa yêu nước ấy và thắp sáng nó trong lồng ngực của mình. Để phát huy ngọn lửa ấy, em học tập và rèn luyện chăm chỉ mỗi ngày. Em luôn cố gắng để cho bản thân mình của ngày hôm nay, phải hoàn thiện hơn chính mình của ngày hôm qua. Em nỗ lực như vậy, là để trang bị cho mình một hành trang vững chãi. Từ đó có thể cống hiến nhiều hơn cho đất nước trong tương lai. Không chỉ dừng lại ở đó, em còn tham gia nhiều hoạt động khác, bằng chính sức của mình ở hiện tại. Em đã cùng các anh chị dọn dẹp vệ sinh đường phố, đến tặng quà cho các em học sinh ở làng trẻ SOS, đến trang hoàng nhà cửa cho các cụ già neo đơn. Em cũng tích cực tham gia các đợt tuyên truyền về bảo vệ môi trường cùng các anh chị đoàn viên trong xã. Tuy có vất vả, bận rộn, nhưng em lúc nào cũng nhiệt huyết và hăng say với những việc mà mình làm. Bởi em có một nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt, đó chính là tinh thần yêu nước.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 1 Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn thứ hai của văn bản Lời giải chi tiết: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. Điều đó đã được lịch sử ta chứng minh rằng đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. → Những bằng chứng ấy chứng tỏ lòng tự hào và biết ơn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta suốt chiều dài lịch sử.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ lòng tự hào và biết ơn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta suốt chiều dài lịch sử. Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. Điều đó đã được lịch sử ta chứng minh rằng đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Những bằng chứng ấy chứng tỏ nước ta có truyền thống yêu nước lâu đời và tinh thần kháng chiến rất cao cả.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Đọc văn bản 2 Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý? Phương pháp giải: Đọc đoạn nêu bằng chứng và chỉ ra điều đáng chú ý. Lời giải chi tiết: Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện, liên tục không rối, vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành mạch.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Các bằng chứng được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh. Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu: - Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. - Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp: + Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ + Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi + Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ + Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 3 Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản Lời giải chi tiết: Để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cần phải: ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Cần phải: ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta em cần phải: + Ra sức học tập và rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tham gia các hoạt động do trường lớp đề ra, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành những công dân có ích cho đất nước. + Luôn biết yêu quý đất nước của mình. + Luôn có ý thức tôn trọng hòa bình đến cùng. + Trong học tập và làm việc phải luôn tìm tòi, học hỏi.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào? Phương pháp giải: Đọc hết nội dung văn bản để xác định đối tượng mà văn bản hướng tới. Lời giải chi tiết: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng: tất cả mọi người (toàn thể nhân dân Việt Nam và những kiều bào ta ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc)
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Văn bản hướng tới tất cả mọi người. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng toàn thể nhân dân Việt Nam.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh? Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết đặc điểm của văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: - Các đặc điểm của phần trích + Có một luận đề rõ ràng, được khái quát bằng nhan đề (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) + Mở bài: Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta và sức mạnh vô song của tinh thần ấy + Thân bài: Gồm một số luận điểm, mỗi luận điểm có lí lẽ và bằng chứng lấy từ lịch sử chống ngoại xâm, từ thực tế của cuộc kháng chiến đang diễn ra + Kết bài: Khẳng định lại sự quý báu của truyền thống yêu nước và kêu gọi phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân trong công cuộc kháng chiến → Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một văn bản nghị luận hoàn chỉnh
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Có đầy đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian. Văn bản có bố cục 3 phần cho thấy đoạn trích vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh: + Phần 1: Mở bài: giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. + Phần 2: Thân bài: làm rõ vấn đề qua các luận cứ và luận chứng. + Phần 3: Kết bài: khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động. Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản. Phương pháp giải: Tóm lược nội dung để xác định câu chủ đề và luận điểm của bài. Lời giải chi tiết: - Bài nghị luận này có 3 luận điểm: + Luận điểm 1 (từ đầu đến “nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”): Nêu vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Luận điểm 2 (từ “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại” đến “nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”): Truyền thống yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua lịch sử đấu tranh giữ nước xưa kia và qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày nay. + Luận điểm 3 (còn lại): Cần tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước quý báu của nhân dân. – Mối quan hệ giữa các luận điểm: luận điểm 1 có tính chất khái quát; luận điểm 2 làm sáng tỏ điều khẳng định ở luận điểm 1; luận điểm 3 nêu phương hướng hành động trên cơ sở rút ra nhận thức từ hai luận điểm trước đó. – Nội dung bao quát của VB: Từng luận điểm nêu các khía cạnh cụ thể, ba luận điểm có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới nội dung bao trùm. Nội dung này được thể hiện ở nhan đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đây cũng là luận đề của văn bản.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài nghị luận này có 3 luận điểm: Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp. Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” - Bài viết có 4 luận điểm + Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta. + Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. + Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: lòng nồng nàn yêu nước + Bổn phận của chúng ta… - Mối liên hệ giữa các luận điểm: Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của ta”. Trong đó luận điểm 1 là luận điểm chính, thâu tóm nội dung toàn bài: khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”? Phương pháp giải: Đọc văn bản để tìm ra các dẫn chứng khách quan. Lời giải chi tiết: - Căn cứ vào những bằng chứng khách quan ở đoạn 2 và 3: + Sử sách nói về những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, gắn với tên tuổi Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… + Từ thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra (1951) (từ “Đồng bào ta ngày nay… đến “nồng nàn yêu nước”) - Lòng yêu nước nồng nà của nhân dân được xem là “truyền thống quý báu” vì: + Lòng yêu nước được người Việt Nam duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt trường kì lịch sử + Nhờ có lòng yêu nước của dân mà dân tộc Việt Nam mới giành và giữ được nền độc lập của mình + Truyền thống yêu nước của nhân dân là nhân tố quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi + Lòng yêu nước của nhân dân sẽ quyết định tương lai của đất nước
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Tác giả dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại, vùng miền, lứa tuổi để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu: - Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. - Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến. - Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”: + Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... + Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. - Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước). Dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu: - Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. - Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp: + Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ + Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi + Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ + Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng? Phương pháp giải: Đọc toàn bộ văn bản và nêu quan điểm của em về việc tác giả muốn người đọc nhận thức điều gì. Lời giải chi tiết: Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thể hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) để góp phần vào công cuộc kháng chiến giữ nước và hành trình xây dựng đất nước. Những nhận thức và hành động đó sẽ góp phần đưa đất nước đi lên, phát triển đẹp giàu và sánh vai với cường quốc năm châu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nhận thức: Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phản ánh thái độ trân trọng, tự hào trước truyền thống ấy. - Hành động: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng: + Làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh. + Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”. + Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước… → Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước. Đối với thế hệ trẻ - lực lượng kế cận, rường cột của nước nhà, việc giáo dục lòng yêu nước phải thầm nhuần yêu cầu “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”, để mỗi người trở thành người công dân có tài và có đức, kiên định và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao? Phương pháp giải: Em đưa ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục cho văn bản. Và nêu quan điểm cá nhân về ý nghĩa thời đại của nó. Lời giải chi tiết: - Sức thuyết phục của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được tạo nên bởi một số yếu tố sau đây: + Văn bản hội tụ đầy đủ đặc điểm để được xem là văn bản nghị luận hoàn chỉnh, mẫu mực + Câu văn trùng điệp, nhiều vế, có sự đăng đối, tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, truyền cảm (từ…đến; từ…đến…); nhiều hình ảnh giàu sức gợi (làn sóng, nhấn chìm, tủ kính, bình pha lên, trong rương, trong hòm…) - Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa thời sự trong thời đại ngày nay, vì: + Việc xây dựng đất nước trong thời kì hòa bình, ước mơ một Việt Nam hùng cường luôn cần đến sự đóng góp của mọi người Việt Nam ở trong nước và kiều bào ở nước ngoài + Vấn đề giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng, rất cần ý thức cảnh giác, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của mỗi người Việt Nam
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này: - Bố cục chặt chẽ - Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian - Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh → Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay bởi tinh thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kỳ thời đại nào. - Theo em, những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này: + Chứng minh quan điểm bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ. + Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản. - Vấn đề bàn luận trong văn bản vẫn rất có ý nghĩa trong đời sống ngày nay. Bởi vì lòng yêu nước luôn ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân phải có lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Viết kết nối với đọc Câu hỏi (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? Phương pháp giải: Viết đoạn văn theo yêu cầu trình bày quan điểm của em về câu hỏi trên. Lời giải chi tiết: Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
Xem thêm
Cách 2
Tình yêu đất nước đã là truyền thống lâu đời của dân tộc. Dù ở thời đại nào, tinh thần yêu nước cũng cần phải được thể hiện ở mỗi người. Nếu mỗi người đều có lòng yêu nước, nghĩa là chúng ta tiếp nối truyền thống của dân tộc, nghĩa là chúng ta tiếp tục tiếp nhận và duy trì nguồn sức mạnh của dân tộc, sống đúng với đạo nghĩa và truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần công sức xây dựng, đóng góp của mỗi cá nhân dành cho cộng đồng. Hơn lúc nào hết chúng ta cần lòng yêu nước, hơn nữa còn cần biến nhận thức thành hành động. Trong thời đại ngày nay, khi nền hoà bình dân tộc và độc lập của đất nước đã được kiên cố, thể hiện tình yêu sâu đậm đối với đất nước, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình yêu nước trong chính tâm hồn mình và thúc đẩy lòng yêu nước ở những người xung quanh. Vì thế dù là khi Tổ quốc bị xâm lăng, hay là thời bình thì lòng yêu nước luôn phải tồn tại và sục sôi trong mỗi con người.
Xem thêm
Cách 2
|