Soạn bài Nam quốc sơn hà SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiếtBài thơ được coi là bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Bài thơ được coi là bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”? Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và hiểu biết của em để trả lời. Lời giải chi tiết: “Tuyên ngôn độc lập” là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, của dân tộc và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm. “Tuyên ngôn độc lập” là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 2 Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em. Phương pháp giải: Giải nghĩa của từ và dựa vào văn cảnh để lý giải. Lời giải chi tiết: Theo em, cách dịch "ngự" (cai quản) sẽ thỏa đáng hơn bởi vua của một nước nên dùng chữ này có nghĩa là người đứng đầu trong một quốc gia có trách nhiệm cai quản và vận hành đất nước chứ không phải chỉ đơn giản là một người sống ở đó, từ “ở” (cư trú) không bao hàm được hết nghĩa nguyên tác của bài thơ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Theo em, cách dịch “ngự” (cai quản) sẽ thỏa đáng hơn bởi vua của một nước là người đứng đầu một quốc gia, có trách nhiệm cai quản và vận hành đất nước chứ không phải chỉ đơn giản là một người sống ở đó. Cách lí giải từ “cư” là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ hơn tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Vì “ở” (cư trú) là việc một người sinh sống thường xuyên tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” (cai quản) nghĩa là trông coi và điều khiển về mọi mặt. Trong khi đó, “tuyên ngôn độc lập” là sự tuyên bố độc lập của quốc gia nên sử dụng từ “ngự” (cai quản) sẽ hợp lí và rõ nghĩa hơn. Theo em, cách dịch "ngự" ( cai quản) sẽ thỏa đáng hơn bởi vua của một nước nên dùng chữ này có nghĩa là người đứng đầu trong một quốc gia có trách nhiệm cai quản và vận hành đất nước, từ "ở'' (cư trú) không bao hàm được hết nghĩa nguyên tác của bài thơ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 3 Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý 2 câu thơ đầu Lời giải chi tiết: Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ: + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai → chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời → chân lí của đất trời. → Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phủ nhận.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ: + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. → chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời → chân lí của đất trời. Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ: - Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản - Giới phận đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời – Hai câu đầu: Khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹn, sự độc lập, tự chủ của dân tộc: + Nước Nam hoàn toàn có lãnh thổ riêng, đất Nam đã có vua Nam ở + Phân giới lãnh thổ của người Nam đã được quy định rành rành ở sách trời, điều này đã là chân lý không thể chối cãi được – Hai câu cuối: Khẳng định quyết tâm đứng lên bảo vệ dân tộc trước kẻ thù + Tác giả đã khẳng khái chỉ rõ những kẻ đem quân xâm lược nước ta là đang làm trái đạo làm người và trái cả đạo trời + Đưa ra sự cảnh báo đanh thép đến bọn xâm lăng rằng chúng sẽ bị tan tác trước quân và dân ta.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 4 Câu 4 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Theo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy? Phương pháp giải: Đọc và giải nghĩa câu thơ cuối để trả lời. Lời giải chi tiết: Câu cuối cảnh cáo quân xâm lược là sẽ chuốc lấy thất bại, chúng sẽ phải chính mắt chứng kiến việc thất bại tan tành do bọn chúng tự gây ra, bởi kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời. Kết thúc của một cuộc chiến tranh phi nghĩa chính là sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Đó là sự thật đã được lịch sử chứng minh. Câu thơ cuối thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của dân tộc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu cuối cảnh cáo quân xâm lược là sẽ chuốc lấy thất bại, bởi kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời. - Câu thơ cuối cảnh báo quân giặc nhất định sẽ bại trận (chuốc lấy bại vong) - Bởi vì quân giặc đã xâm phạm nước Nam, tức là xâm phạm sách trời. Câu cuối cảnh cáo quân xâm lược là sẽ chuốc lấy thất bại, bởi kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời. Kết thúc của một cuộc chiến tranh phi nghĩa chính là sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Đó là sự thật đã được lịch sử chứng minh. Câu thơ cuối thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của dân tộc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 5 Câu 5 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Phương pháp giải: Chọn câu thơ mà em ấn tượng nhất và lý giải nguyên do. Lời giải chi tiết: Câu thơ em ấn tượng nhất trong bài thơ là câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” vì câu khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu thơ em ấn tượng nhất trong bài thơ là câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” vì câu khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Em ấn tượng nhất với câu thơ cuối cùng: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Bởi vì câu thơ đó gợi lên kết cục thất bại thảm hại của quân giặc. “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?” nhằm khẳng định lại một lần nữa chủ quyền quốc gia dân tộc. Cũng như lời cảnh báo rằng những kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác đều là đang làm trái với ý trời. Để rồi cuối cùng chúng sẽ phải chịu một kết cục hết sức bi thảm. Kẻ đi cướp nước cuối cùng rồi cũng sẽ bị “đánh cho tơi bời”. Chiến thắng luôn thuộc về phe chính nghĩa. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm súc, giọng thơ đanh thép, hình ảnh mang tính biểu tượng cao, “Sông núi nước Nam” đã thể hiện được ý nghĩa nội dung vô cùng sâu sắc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 6 Câu 6 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này? Phương pháp giải: Nêu nhận thức của em sau khi đọc xong bài thơ Lời giải chi tiết: “Nam quốc sơn hà” là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập. Sau khi đọc xong bài thơ, em ý thức hơn về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc trước mọi ý đồ và kẻ thù xâm lăng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Sau khi đọc xong bài thơ, em ý thức hơn về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc trước mọi ý đồ và kẻ thù xâm lăng. Bài học: Nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược. Bài thơ đã giáo dục nhận thức chúng ta về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khi bị ngoại xâm.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
|