Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt

Tóm tắt ý chính của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

- Tác giả khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta

- Ngày nay, đồng bào ta cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày xưa

- Khẳng định, ca ngợi tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước.

- Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người.

Giọng đọc

To, rõ ràng, nhấn mạnh thông tin chính

Nội dung chính

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).

- Tên bài do người soạn sách đặt.

2. Đề tài

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Thể loại

Báo cáo (văn bản nghị luận)

5. Ngôi kể

Ngôi thứ 3

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close