Tác giả Nguyễn Thi - Ngữ Văn 12NGUYỄN THI (1928 – 1968). Trước khi trở thành nhà văn, tôi đã là người lính, nếu gặp lúc gay go tôi có thể cho cây bút vào túi áo, tay cầm lấy súng và bóp cò. NGUYỄN THI (1928 – 1968). Trước khi trở thành nhà văn, tôi đã là người lính, nếu gặp lúc gay go tôi có thể cho cây bút vào túi áo, tay cầm lấy súng và bóp cò. Trước khi trở thành nhà văn, tôi đã là người lính, nếu gặp lúc gay go tôi có thể cho cây bút vào túi áo, tay cầm lấy súng và bóp cò. Tôi cần cái không khí của chiến dịch, những cái mà mắt tôi nhìn được, tai tôi nghe được.Trước sự kiện lịch sử trọng đại như thế này, nhà văn không thể đứng ngoài mà ngó… I- TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI:
Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ngày 15-5-1928 tại xã Quần Phương Thượng, Hải Hậu, Nam Ðịnh. Cha: hương sư Nguyễn Bội Quỳnh, sau bị thải hồi vì những hoạt động yêu nước và Cách mạng. Mẹ: bà Thành Thị Du (vợ hai). Khi cảnh gia đình sa sút, phải sống trong hoàn cảnh thật éo le, nơm nớp lo sợ những trận đòn ghen từ người vợ cả. Tuổi thơ cậu bé Nguyễn Hoàng Ca, từ đó, bắt đầu những ngày tháng bất hạnh; có lúc phải tự kiếm sống như một đứa trẻ lang thang. Nguyễn Hoàng Ca theo một người bà con vào Nam từ trước Cách mạng tháng Tám. Bắt đầu tham gia Cách mạng năm 17 tuổi; làm thơ, viết văn với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn; là đội viên đội Cảm tử quân trong những ngày tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn; được kết nạp Ðảng năm 1947 (19 tuổi). Năm 1953, Nguyễn Ngọc Tấn cưới vợ. Sau đó, tập kết ra Bắc, công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (để lại miền Nam người vợ trẻ đang mang thai). Tháng 5-1962, Nguyễn Ngọc Tấn xung phong vào Nam, đổi bút danh thành Nguyễn Thi (tên của đứa con trai, với người vợ sau, ở miền Bắc). Là thành viên tích cực của lực lượng Văn nghệ Quân Giải phóng. Tháng 5-1968, theo một đơn vị pháo binh tham dự đợt tổng tiến công Mậu Thân đợt 2 và đã anh dũng hy sinh trên chiến trường vào ngày 09-5-1968 (tại đường Minh Phụng, quận 11 – Sài Gòn). Trong 06 năm ở miền Nam, Nguyễn Thi có mặt tại hầu hết những điểm nóng của chiến sự: Ấp Bắc, Củ Chi, Bến Tre,…
Nguyễn Thi tính tình nóng nảy, sinh ra mang sẵn trong mình nhiều lạnh lùng kín đáo hơn cởi mở hân hoan; thường khi tỏ ra cực đoan (Bản thân nhà văn cũng nhận ra và rất buồn vì sự khó tính của mình). Ðây chính là dấu vết khó lòng gột rửa, do trong những năm tháng lang thang kiếm sống cậu bé Ca đã phải gai góc, ngang ngạnh để tự vệ, để tồn tại. Nguyễn Thi có một năng khiếu nghệ thuật thật đa dạng. Ở Tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng, ông viết diễn ca, vẽ bìa, vẽ minh họa rồi dạy múa, dạy hát; tự mình có thể diễn kịch, múa lân,… *** Nguyễn Thi là một nhà văn có ý thức trách nhiệm rất cao đối với ngòi bút. Chỉ mới học hết bậc tiểu học, do đó, ông phải tập viết rất công phu, khổ luyện. Cuộc đời riêng tuy gặp nhiều éo le, trắc trở nhưng không bao giờ khuất phục trước hoàn cảnh, ông như con trai, biết nén nước mắt vào bên trong phong kín nỗi đau, làm nên hạt ngọc cho đời ! II- SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TẤN – NGUYỄN THI: Có thể tìm hiểu theo hai thời kỳ chính: -Từ 1950 đến 1962: sáng tác trên miền Bắc, với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Hương đồng nội, hai tập truyện ngắn: Trăng sáng, Ðôi bạn. -Từ 1963 đến 1968: sáng tác ở miền Nam, với bút danh Nguyễn Thi. Những tác phẩm tiêu biểu ở các thể loại: ký, truyện ngắn, truyện ký, tiểu thuyết được tập hợp trong Truyện và ký Nguyễn Thi”.
Ở chặng đầu sáng tác, Nguyễn Ngọc Tấn vừa làm thơ vừa viết truyện. Ðầu 1950, tập thơ Hương đồng nội ra đời, gồm 20 bài. Ðây là tiếng lòng của một người đang chập chững trên bước đường văn chương, tập quan sát, miêu tả và tự thể hiện – như một cậu học trò tập làm luận- nên giá trị nghệ thuật chưa cao. Hai tập truyện ngắn Trăng sáng, Ðôi bạn tập trung vào ba mảng đề tài khá quen thuộc bấy giờ: tấm lòng Nam-Bắc trong chia cắt, tình nghĩa quân dân (giữa đồng bào miền Bắc với bộ đội miền Nam đi tập kết), tội ác của Mỹ Ngụy. Mỗi tập gồm 07 truyện. Thời kỳ này, truyện của Nguyễn Ngọc Tấn không có gì đặc biệt về đề tài. Sự kiện được phản ánh cũng chưa mang tầm vóc lớn lao của lịch sử. Nhà văn chưa có ý định, chưa đủ sức vẽ những bức hoành tráng về dân tộc và kháng chiến. Tuy nhiên, những trang viết ban đầu ấy vẫn mang sức hấp dẫn, thuyết phục riêng có được từ những đặc sắc nghệ thuật. Nguyễn Ngọc Tấn đặc biệt chú ý thể hiện nội tâm nhân vật và nội tâm của chính mình. Nhiều chi tiết có ý nghĩa tự truyện. Hiện thực chủ yếu là hiện thực tâm hồn, rất chân thực, gần gũi. Văn phong giàu chất trữ tình, chất thơ; ít hành động, sự việc, giàu tâm tình. Kết hợp với những hình ảnh so sánh thông minh, độc đáo tạo nên những hứng thú thẩm mỹ bất ngờ: Sự nóng ruột giấu ở trong đôi mắt đảo lia đảo lịa của cô tưởng có thể tóm ra mà đặt xuống bàn được (Một chuyến về phép); Tin ấy như con rắn luồn từ ngõ này sang ngách khác (Về Nam). *** Tuy chưa phản ánh được thật đầy đủ những phương diện chủ yếu của hiện thực đời sống với tầm khái quát cao, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tấn đã là những dấu hiệu tốt đẹp của một tài năng đầy triển vọng, là những nét cơ bản đã định hình về một phong cách nghệ thuật lớn. Phong cách ấy sẽ được hoàn thiện và khẳng định trong thực tế sáng tác, thực tế chiến đấu ác liệt ở miền Nam những năm về sau.
Ðây là một trong những thành tựu xuất sắc của nền văn học Cách mạng miền Nam, gồm 11 tác phẩm (4 truyện ngắn, 1 tiểu thuyết, 2 ký, 1 ghi chép và 3 tùy bút). a. Nguyễn Thi viết truyện ngắn không nhiều nhưng truyện nào cũng có giá trị, đặc biệt: truyện về những nhân vật thanh thiếu niên và người phụ nữ. Bối cảnh là nông thôn Nam Bộ những năm tháng ngột ngạt trước xuân Mậu Thân 1968. Ở đó, một khi tội ác giặc càng chồng chất thì lòng căm thù và quyết tâm trả thù càng ngùn ngụt bốc cao. - Chuyện xóm tôi (1964): Sáng tác đầu tiên với bút danh Nguyễn Thi. Nhân vật chính là hai đứa trẻ tên Ðực và Bỉnh, sống chung trong một xóm nhỏ vùng Mỏ Cày, Bến Tre. Cả hai có chung mối thâm thù: hai người cha đều bị tên ác ôn Tổng Phòng giết cùng một ngày. Qua câu chuyện giữa hai đứa trẻ, tác giả muốn đi tìm căn nguyên sâu xa sức mạnh quật khởi của người Việt Nam; tất cả bắt đầu từ lòng căm thù và quyết tâm trả thù nhà, đền nợ nước. - Mùa xuân (1964): Như viết tiếp Chuyện xóm tôi, vẫn những nhân vật và bối cảnh cũ nhưng không khí khởi nghĩa đã khẩn trương hơn nhiều với cảnh bộ đội về làng, thanh niên nô nức lên đường tòng quân,… Truyện có cái nhìn bao quát hơn về tình thế Cách mạng, về vai trò và khả năng của quần chúng. - Những đứa con trong gia đình (1966): Chuyện về hai chị em Chiến và Việt – tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam – trong cuộc đối đầu tưởng chừng không cân sức với giặc Mỹ và bọn tay sai ác ôn. Nặng thù nhà nợ nước, cả hai tranh nhau lên đường tòng quân và đã trở thành những anh hùng trẻ tuổi. Truyện có nhiều trang chân thực, cảm động (đêm trước ngày hai chị em lên đường; lúc Việt bị trọng thương, một mình trên chiến trường; cảnh chị em khiêng bàn thờ Ba Má qua gửi nhà chú Năm…). Kết cấu, ngôn ngữ khá tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thi. - Mẹ vắng nhà : Viết sau khi Người mẹ cầm súng ra đời, vẫn dựa trên những tính cách của đám con chị Út Tịch. Nguyễn Thi muốn bổ sung thêm việc miêu tả tính cách, sinh hoạt của chúng để cắt nghĩa những băn khoăn của độc giảí: vì sao một người mẹ đông con như vậy lại có thể rảnh rang, bình tỉnh theo du kích đánh giặc suốt ngày đêm ? Truyện cho thấy: những đứa trẻ đã sống thật ấm áp trong sự đùm bọc, cưu mang đầy tình nghĩa và trách nhiệm của bà con lối xóm, dù Ba Má chúng luôn vắng nhà. b. Ký: được viết dưới nhiều dạng: ghi chép, tùy bút, truyện ký. - Tùy bút: thường ngắn gọn, súc tích chứ không tài hoa uyên bác như Nguyễn Tuân, cũng không rắn rỏi hào hùng như Nguyễn Trung Thành. Câu văn bình dị, thân mật, khiêm tốn; giọng điệu thiết tha; có sức vang vọng sâu xa trong tâm hồn người đọc: Chúng phải chết trên những hố bom do chúng gây ra, trên những căn hầm chúng lùa hơi độc, trên những vòm cây chúng làm trụi lá, trên những bờ kinh xanh biếc này. Tùy bút Nguyễn Thi đề cập và giải quyết hàng loạt mối quan hệ thuộc về thế giới quan, nhân sinh quan thời chiến: sống – chết; riêng – chung; sướng – khổ; thể hiện tấm lòng yêu nước và thủy chung của đồng bào Nam bộ; khẳng định sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Sức sống ấy bắt nguồn từ truyền thống nhân nghĩa, vì: Khi nhân nghĩa bị xúc phạm thì nhân nghĩa lại mang sức quật khởi ghê gớm…Một sự đổ nát trỗi dậy trăm vạn niềm tin. Những tùy bút tiêu biểu: Ðại hội anh hùng, Những câu nói trong đại hội, Dòng kinh quê hương. - Bút ký tiêu biểu: Những sự tích ở đất thép, tập trung thể hiện sự bình tỉnh, gan dạ của chúng ta giữa sự lồng lộn tuyệt vọng của kẻ thù ở đất thép Củ Chi. Nhà văn hình như không bằng lòng với thuyết lý chung chung về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, nên đã xông xáo đi tìm hiểu và thể hiện thật cụ thể, sinh động nhận thức của chính mình bằng hình tượng nghệ thuật. - Truyện ký tiêu biểu: Người mẹ cầm súng, Uớc mơ của đất. Người mẹ cầm súng: tác phẩm được Hội đồng Văn học nghệ thuật của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tặng giải chính thức giải thưởng văn học Nguyễn Ðình Chiểu năm 1960-1965. Nguyễn Thi viết tác phẩm này nhằm hai mục đích. Thứ nhất, tập trung lý giải mối quan hệ giữa tư cách công dân (phải đảm bảo chức năng xã hội) với tư cách người mẹ, người vợ (phải đảm bảo chức năng gia đình). Ngay tiêu đề Người mẹ cầm súng cũng đã toát lên ý đồ nghệ thuật của tác giả. Thứ hai, lý giải nguồn gốc tạo nên người anh hùng và quá trình phát triển hợp lý những tính cách anh hùng: từ tự phát đến tự giác. Ðặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là điển hình hóa với chất Uït Tịch - điển hình tính cách Nam bộ, tức là sức mãnh liệt đến hồn nhiên của cá tính, thể hiện ở những hoàn cảnh, việc làm, câu nói không lẫn với ai khác (ném ớt bột vào mặt con gái địa chủ, trèo lên ngọn dừa cao đái xuống; những câu nói nổi tiếng như: còn cái lai quần cũng đánh, đánh Tây sướng bằng tiên chứ cực gì,…) Ước mơ của đất: những trang viết cuối cùng của nhà văn, kể lại cuộc đời người nữ anh hùng Nguyễn Thị Hạnh. Tác phẩm còn ở dạng bản thảo. - Tiểu thuyết: Nguyễn Thi thường viết nhiều tác phẩm cùng một lúc nên hầu hết đều dở dang khi nhà văn hy sinh. Tuy nhiên, với dung lượng hiện thực ngồn ngộn phong phú, tươi rói sức sống cộng với tài năng đang độ sung sức của tác giả- những tác phẩm dở dang ấy vẫn mang giá trị văn học to lớn. Các tác phẩm tiêu biểu: Ở xã Trung Nghĩa, Sen trong đồng, Cô gái đất Ba Dừa. Ở xã Trung Nghĩa viết về vùng đất sẽ là chiếc nôi cho phong trào Ðồng Khởi sau này. Tác phẩm tuy mới 3 chương, chưa có đầu đề, nhưng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi. Nó đánh dấu một chặng đường mới, khi mà nhà văn tích lũy dồi dào vốn sống, thuộc lòng tính cách Nam bộ, bắt đầu triển khai những chất liệu ấy trong một hình thức, một thể loại quy mô hơn. Ở xã Trung Nghĩa thể hiện tính hoành tráng của cả một giai đoạn lịch sử. Không khí truyện được tập trung xây dựng ngay từ đầu, đó là sự căng thẳng trong cái thế tức nước, báo hiệu cơn giông tố lịch sử tất yếu phải đến. Nhân vật truyện gồm nhiều tuyến tương phản nhau, rất đa dạng. Những nhân vật chính được chạm khắc thành hình tượng khó quên (ông Tư Trầm, chị Hai Khê, những tên quỷ sứ như đại diện Hiếm, cảnh sát Âu). Nhà nghiên cứu Vũ Ðức Phúc có nhận xét: Cuốn tiểu thuyết viết dở Ở xã Trung Nghĩa có thể so sánh với Tắt đèn. Lời văn của anh nhẹ nhàng, giàu chất thơ mà rất sâu sắc, mỗi trang đều lôi cuốn người đọc. Sen trong đồng cũng là một truyện dài dở dang. Nhân vật chính: cô Sáu giao liên. Từ trong mất mát, tù đày và những khắc nghiệt của hoàn cảnh, trên con đường gian khổ tìm đến với Cách mạng- phẩm chất anh hùng, bất khuất của người phụ nữ Nam bộ được khẳng định: Mười tám tuổi, xa nhà đi tìm đến với Cách mạng. Mang theo trong hành trang một trái thơm, một buồng chuối chín, một bộ đồ phèn trên ngươiì và một bộ nữa rách te tua bỏ trong một cái tụng bàng. Cô gái đất Ba Dừa tập trung khắc họa phẩm chất trung hậu, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam. Nhân vật chính: cô Ba. Bằng tính cách mạnh mẽ và tinh thần của người Ðảng viên, cô đã vượt qua những khó khăn lớn trong cuộc sống gia đình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. *** Nhận xét: Truyện và ký của Nguyễn Thi là bản án đanh thép tố cáo chế độ Mỹ Ngụy dã man, một dự báo của cuộc Cách mạng tất yếu xảy đến. Hình ảnh người nông dân Nam bộ, đặc biệt là phụ nữ, được khắc họa bằng những nét điển hình đẹp đẽ; dân tộc mà rất hiện đại, phù hợp với yêu cầu mới của Cách mạng. Trang viết Nguyễn Thi góp vào văn học Cách mạng miền Nam một hương sắc riêng, độc đáo. III- ÐẶC ÐIỂM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT: 1. Ở Nguyễn Thi, có sự hài hòa tuyệt vời giữa sống – chiến đấu – sáng tác. Khuynh hướng sử thi ảnh hưởng quyết định, tạo nên nét gần gũi giữa phong cách Nguyễn Thi với phong cách thời đại. Suốt đời, nhà văn tự nguyện sáng tác bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu từ trái tim mình để ngợi ca chủ nghĩa anh hùng Cách mạng miền Nam. Trang viết Nguyễn Thi thể hiện thái độ dứt khoát, lập trường tư tưởng vững vàng: tất cả vì nhân dân, vì tổ quốc. Nguyễn Thi thành công nổi bật khi xây dựng những điển hình nông dân Nam bộ, đặc biệt là nhân vật trẻ con và phụ nữ. Hình như ở đó luôn gửi gắm thật nhiều tâm sự, tâm huyết của nhà văn. 2. Sắc thái đặc biệt trong phong cách Nguyễn Thi còn là sự hài hòa giữa nhiều mặt đối lập về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Luôn có sự cân đối, phù hợp giữa chất thơ trong sáng trữ tình với một hiện thực đồ sộ, có tính sử thi, giữa hình thức bên ngoài ngắn gọn với nội dung bên trong phong phú, dồi dào. 3. Nguyễn Thi có sở trường về phân tích tâm lý, nội tâm nhân vật – như một nhà văn hiện thực. Mỗi nhân vật của ông mang một thế giới nội tâm mênh mông, hấp dẫn người đọc. Tính cách nhân vật càng phong phú hơn khi được khảo sát giữa nhiều mối quan hệ phức tạp (địch-ta, bạn bè, làng xóm, vợ chồng, mẹ con,…). Hệ thống chi tiết trong tác phẩm Nguyễn Thi rất đa dạng, độc đáo, nhiều sáng tạo nghệ thuật; thể hiện năng lực quan sát sắc sảo. (Cảnh gặp gỡ của một đôi trai gái thời chiến: Chiều chiều Má đi làm mướn về, vì không tiền đi đò nên vẫn lấy nón lá làm phao lội qua sông. Ba hồi đó còn là trai, cầm tầm vông đứng gác bến đò. Một buổi Má xin giang xuồng, Ba nhất định không cho, Má liền phóng xuống sông, lội. Xuồng Ba cập bến thì Má cũng lội tới bờ. Hai bên giáp mặt, Ba cười hề hề, nhưng Má chẳng thèm dòm, hai mắt hứ một cái cóc rồi đi thẳng. Vậy mà nên vợ nên chồng. Bởi vì chiều hôm đó, Má gánh cơm đi tặng bộ đội tầm vông thì lại gặp Ba trong hàng ngũ đó). IV- KẾT LUẬN CHUNG: Nguyễn Thi sống không lâu, viết không nhiều nhưng cuộc đời với sức vươn lên bằng khổ luyện và những di sản của ông đã khẳng định đóng góp quý báu vào thời đại, vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Bằng lao động nghệ thuật quên mình, trang viết Nguyễn Thi đã thể hiện được sức sống mãnh liệt, sức quật khởi phi thường của con người Việt Nam trước những thử thách sống còn của lịch sử; làm dấy lên niềm tin và lòng tự hào dân tộc, củng cố nhận thức, khẳng định tư thế chính nghĩa trong chiến đấu. Sáng tác của Nguyễn Thi góp phần làm phong phú, rạng rỡ diện mạo văn học Việt Nam thời chống Mỹ. HocTot.Nam.Name.Vn
|