Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức

Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức thú vị, hấp dẫn

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương

I. Mục tiêu

- Làm thành công thí nghiệm đèn lava

- Chỉ ra nguyên lí của đèn lava

- Phân biệt được các loại hỗn hợp: nhũ tương, huyền phù, dung dịch

- Thành thạo các thao tác làm thí nghiệm

II. Chuẩn bị

1. Nguyên liệu

- Viên vitamin C sủi

- Dầu ăn

- Phẩm màu

- Nước

2. Dụng cụ

- 1 cốc thủy tinh

III. Tiến hành

Bước 1: Đổ dầu ăn đến khoảng 2/3 cốc

Bước 2: Thêm nước

Bước 3: Thêm 1 ít phẩm màu

Bước 4: Thả viên vintamin C sủi và quan sát hiện tượng

IV. Thu hoạch

- Hỗn hợp chia làm 2 lớp: nước ở phía dưới, dầu ăn nổi lên trên

- Phẩm màu chìm xuống dưới và hòa tan trong nước

- Khi thả viên C sủi, xuất hiện bong bóng màu xanh nổi lên trên lớp dầu. 

- Các bong bóng từ màu xanh nước biển chuyển dần thành màu xanh lá cây

V. Giải thích

- Dầu ăn không tan trong nước vì vậy khi đổ 2 chất lỏng vào nhau sẽ phân thành 2 lớp. Do dầu ăn nhẹ hơn nước nên dầu ăn nổi lên trên mặt nước

- Phẩm màu được pha với nước mà nước nặng hơn dầu vậy nên khi nhỏ màu thực phẩm vào, các giọt phẩm màu bị chìm xuống dưới

- Trong C sủi có thành phần của muối cacbonat, khi thả vào trong nước sẽ tác dụng với nước tạo ra khí CO2. Khí CO2 sẽ quyện những hạt màu nổi lên trên lớp dầu.

- Viên C sủi có màu vàng cam kết hợp với màu xanh của phẩm màu làm cho các hạt bong bóng có màu xanh lá cây

 

  • Hỗn hợp các chất KHTN 6 Kết nối tri thức

    Lý thuyết Hỗn hợp các chất KHTN 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

  • Trả lời mở đầu trang 56 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

    Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn?

  • Trả lời câu hỏi mục I trang 56 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

    1. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị cốc nước cam thay đổi thế nào? Từ đó hãy cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không? 2. Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em

  • Trả lời câu hỏi mục II trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

    1. Khi hòa tan đường vào nước, đường bị biến đổi thành chất khác không? 2. Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó 3. Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra loại nước nào là hỗn hợp đồng nhất? không đồng nhất?

  • Trả lời hoạt động mục II trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

    Thực hiện ở nhà Tính chất của chất tan trong dung dịch có khác với ban đầu không? Chuẩn bị: 1 cốc, 1 thìa, muối ăn, nước Tiến hành: Pha 3-5 thìa nhỏ muối ăn vào cốc đựng 20ml nước ấm, khuấy đều.Nếm thử vị dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên lửa đến khi nước bay hơi hết.Để nguội, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thìa. Em hãy: nhận xét về màu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu.

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close