Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiếtTừ đoạn văn trên, em hãy xác định các đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ bằng cách trả lời các câu hỏi sau Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN (trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Từ đoạn văn trên, em hãy xác định các đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Tác giả đã dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc? - Tác giả đã thể hiện những cảm xúc như thế nào về bài thơ? - Nội dung câu mở đoạn là gì? - Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những nội dung gì? - Nêu nội dung câu kết đoạn. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Tác giả đã sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc - Tác giả đã thể hiện những cảm xúc yêu mến, suy ngẫm về bài thơ - Nội dung câu mở đoạn là giới thiệu thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ - Phần thân đoạn gồm những câu từ “Thủ pháp nhân hóa trong bốn khổ thơ đầu” đến “đem đến mùa xuân tươi sáng” trình bày về sự cảm nhận của tác giả trước những chi tiết, hình ảnh được trích ra từ bài thơ - Nọi dung kết đoạn là tổng kết nội dung của bài thơ Câu 2 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT (trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: “Vẻ đẹp của những bài thơ”. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin. Phương pháp giải: Bước 1: Trước khi viết - Xác định đề tài - Thu thập tư liệu Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý - Tìm ý - Lập dàn ý Bước 3: Viết đoạn Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Với giọng thơ hồn nhiên, trong sáng, bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã đề cập đến một vấn hết sức nóng hổi - bạo lực học đường. Nhà thơ đã hóa thân vào một cậu bé để khẳng định rằng bản thân không hề thích hành động bắt nạt. Đó là một việc làm xấu xí, cần phải tránh xa và nên để thời gian làm những việc lành mạnh hơn. Việc bắt nạt, dù là bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là những người yếu đuối đều không đúng đắn. Nhân vật “tớ” đã đứng ra bảo vệ, và khẳng định rằng bản thân vẫn không hề thích “bắt nạt”. Tóm lại, chúng ta cần có lối sống lành mạnh, văn minh, tu dưỡng đạo đức và trí tuệ để sau này có thể trở thành người có ích.
|