Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtBài văn trên được viết để bộc lộ cảm xúc về điều gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Hướng dẫn phân tích VB 1 Câu 1 (Trang 108, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Bài văn trên được viết để bộc lộ cảm xúc về điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài văn cho biết tác giả bộc lộ cảm xúc về điều gì. Lời giải chi tiết: Bài văn trên được viết để bộc lộ cảm xúc về người bạn mà tác giả yêu quý. Hướng dẫn phân tích VB 2 Câu 2 (Trang 108, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Tìm trong đoạn mở bài các câu giới thiệu nhân vật, câu thể hiện cảm xúc của người viết đối với nhân vật. Phương pháp giải: Đọc phần mở bài, liệt kê các câu giới thiệu nhân vật, câu thể hiện cảm xúc của người viết đối với nhân vật. Lời giải chi tiết: - Câu giới thiệu nhân vật: “Mãi đến gần cuối năm, tôi mới kết thân với Lan, người bạn cùng bàn”. - Câu thể hiện cảm xúc của người viết đối với nhân vật: “Tôi yêu quý Lan ở tính hiền lành, học giỏi, luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn”. Hướng dẫn phân tích VB 3 Câu 3 (Trang 108, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ những cảm xúc gì dành cho nhân vật? Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những phương thức biểu đạt hỗ trợ nào? Phương pháp giải: Đọc phần thân bài, cho biết người viết đã biểu lộ những cảm xúc gì dành cho nhân vật. Nêu phương thức biểu đạt hỗ trợ. Lời giải chi tiết: - Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ những cảm xúc khác nhau đối với nhân vật: + Lúc đầu là không thích lắm. + Sau đó thay đổi cách nhìn và thấy yêu mến bạn. + Tiếp theo là thấy quý trọng bạn hơn. - Những phương thức biểu đạt hỗ trợ: miêu tả, tự sự, biểu cảm Hướng dẫn phân tích VB 4 Câu 4 (Trang 108, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Dựa vào tình cảm, suy nghĩ được bộ lộ trong bài viết, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người viết dành cho nhân vật không? Phương pháp giải: Sau khi đọc bài văn, nêu suy nghĩ của em về việc người đọc đọc có thể cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người viết dành cho nhân vật hay không. Lời giải chi tiết: Dựa vào tình cảm, suy nghĩ được bộ lộ trong bài viết, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người viết dành cho nhân vật. Vì trong bài văn đã miêu tả, lí giải đầy đủ những tình cảm, cảm xúc ấy như thế nào, chân thành ra sao. Hướng dẫn phân tích VB 5 Câu 5 (Trang 108, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày những nội dung gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn kết bài, liệt kê những nội dung được triển khai. Lời giải chi tiết: Ở đoạn kết, người viết đã khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về người bạn của mình. Đồng thời rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. Hướng dẫn phân tích VB 6 Câu 6 (Trang 108, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Từ hai bài viết trên, em rút ra được những kinh nghiệm gì về cách viết bài văn biểu cảm về con người? Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học, rút ta kinh nghiệm cho bản thân khi viết bài văn biểu cảm về con người. Lời giải chi tiết: Từ hai bài viết trên, em rút ra được những kinh nghiệm về cách viết bài văn biểu cảm về con người: - Mở bài: + Giới thiệu được nhân vật mà mình muốn biểu lộ cảm xúc. + Giới thiệu được cảm xúc sâu sắc của mình dành cho nhân vật. - Thân bài + Biểu lộ được tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành của mình dành cho nhân vật. + Sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả khi bộc lộ cảm xúc. + Sử dụng kết hợp các chi tiết tự sự khi bộc lộ cảm xúc. - Kết bài: + Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật + Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân. Hướng dẫn viết Câu 7 Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người mà em yêu quý. Lời giải chi tiết: “Sinh con cơ cực lầm than. Nuôi con khôn lớn, gian nan bội phần. Mẹ luôn chu đáo ân cần. Nhịn ăn nhịn mặc để phần cho con”. Trong cả cuộc đời của mình, mẹ luôn là người bên cạnh, chăm sóc, nuôi dưỡng em nên người. Chính vì vậy, tôi rất yêu thương mẹ của mình. Mẹ vừa là mẹ, vừa như một người bạn để tôi giãi bày mọi chuyện. Trước đây, khi tôi đang tuổi mới lớn, tâm trạng thường bất ổn nên tôi thường sống khép mình lại, không muốn chia sẻ với ai cả. Mẹ luôn dặn dò tôi mọi thứ và tôi cảm thấy điều đó rất phiền, tôi không cảm thấy vui vẻ chút nào. Nhưng sau đó một khoảng thời gian, tôi đã thay đổi thái độ với mẹ. Tôi còn nhớ như in buổi chiều hôm đó, cũng như bao buổi chiều khác tôi đang mê man ngủ. Hình như do buổi đi chơi hôm qua tôi đã bị sốt. Mê man trong cơn sốt tôi thấy hình bóng một người phụ nữ hết đứng lại ngồi, đắp khăn, bón thuốc cho tôi uống. Thì ra đó chính là mẹ tôi. Nửa đêm tỉnh dậy tôi thấy mẹ ngồi gục trên giường nhưng khi tôi vừa tỉnh mẹ liền bật dậy hỏi xem tôi có chỗ nào không ổn không. Mẹ ôm tôi vào lòng và thủ thỉ, mẹ nói mẹ cảm thấy tôi và mẹ có khoảng cách gì đó. Mẹ mong muốn tôi và mẹ sẽ tâm sự với nhau nhiều hơn, mẹ muốn lắng nghe những tâm sự của tôi, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tôi như những người bạn. Lúc đó tôi chợt nhận ra, vì sao mình luôn vui vẻ với người ngoài nhưng đối với mẹ-người mình cần yêu thương- mình lại luôn tỏ ra cau có, khó chịu trong khi những điều mẹ nói, mẹ làm đều vì muốn tốt cho chúng ta mà thôi. Sau hôm ấy, tôi và mẹ tâm sự nhiều hơn, tôi chia sẻ cho mẹ nghe những chuyện xảy ra trên lớp, những mối quan hệ bạn bè của tôi. Thỉnh thoảng hai mẹ con còn rủ nhau đi chơi, chụp ảnh. Mẹ còn dạy tôi học bài, luôn động viên tôi cố gắng trong học tập. Cho đến bây giờ, tôi mới thấm thía sâu sắc tình mẫu tử ruột thịt. Nhờ có mẹ mà tôi cảm thấy được yêu thương, bảo vệ. Tôi muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm!”.
|