Soạn bài Ông một SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Đoạn trích trên giúp người đọc hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên


Câu 1

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:

- người quản tượng chăm sóc con voi, vỗ cho nó ăn để nó lấy sức về rừng

- hàng năm voi đều quay trở về làng để thăm người quản tượng

- mỗi lần nó về thăm làng, người quản tượng lại dẫn nó đi tắm và luôn trồng sẵn một nương mía để thết đãi nó một bữa no nê

- lần trở về làng khi biết người quản tượng đã mất, nó chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra

- chạy khắp làng tìm chủ

- sau khi người quản tượng mất, trở về làng, nó lặng lẽ đảo qua nhà người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rỉ rồi âm thầm bỏ đi

→ Đó là tình cảm gắn bó, yêu mến, thủy chung như người thân trong gia đình

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực: 

+ Khi rời xa căn cứ, rời xa Đê đốc: nó ủ rũ, gầy rạc đi, đứng buồn thiu, bỏ ăn, không đụng đến một ngọn mía, một sợi cỏ…

- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với người quản tượng: 

+ Khi còn chung sống: giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ

+ Khi rời làng vào rừng: hàng năm, khi sang thu nó lại xuống làng; nó rống gọi rộn ràng từ xa; con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ ở giữa sân; lưu lại nhà vài hôm và giúp đủ việc cho người quản tượng…

+ Khi biết người quản tượng mất: nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi rền rĩ mãi…; con voi lồng chạy vào nhà; nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đu ra; chạy khắp làng tìm chủ; không ăn mía và lồng chạy như voi hoang…

+ Sau khi người quản tượng mất: mấy năm con voi mới xuống làng một lần; nó lặng lẽ, tha thẩn đi trong sân; vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi…

→ Tất cả những chi tiết ấy đã thể hiện tình cảm vô cùng chân thành và sâu sắc của con voi dành cho hai người chủ nhân của mình: đó là tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó như giữa những người thân dành cho nhau. 

- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực:

  • Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ.
  • Nó nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng.
  • Có bận bỏ ăn, không đụng đến một sợi mía, ngọn cỏ.

- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối người quản tượng:

  • Giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ.
  • Hằng năm khi sang thu, nó trở về làng thăm người quản tượng. Con voi sẽ ở lại nhà người quản tượng vài hôm, giúp ông đủ việc.
  • Khi người quản tượng qua đời, con voi xuống làng không thấy ông ra đón, liền rảo bước về nhà, quỳ giữa sân, rống gọi.
  • Khi biết mọi tiếng rống vô ích, nó chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã ra đi, chạy khắp làng tìm chủ.
  • Sau này, mấy năm con voi mới trở lại, lặng lẽ đảo qua nhà cũ của người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 2

Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Người quản tượng và dân làng đã cư xử với con voi ra sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Người quản tượng và dân làng đã cư xử với con voi như con em trong nhà:

- họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng, vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người, lũ trẻ kéo đến xúm xít ở dưới chân voi, còn các bô lão đem đến cho nó đủ thứ quà,...

- khi voi từ rừng xa trở về, ông mừng như trẻ lại, ông hớn hở đưa nó lên nương mía trồng riêng để thết đãi nó những bữa no nê…

→ Người quản tượng và dân làng đã xem con voi như người thân của họ, hiểu tâm tình của voi, tôn trọng, yêu quý voi. Họ trông mong, chờ đợi con voi về thăm làng, háo hức, tưng bừng chào đón con voi như đón người thân đi xa trở về

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Khi còn sống chung: Người quản tượng rất quan tâm, chăm chút cho con voi: hiểu lòng con voi buồn vì điều gì; quyết định thả nó về rừng; chăm cho nó ăn để có sức khoẻ về rừng

- Khi con voi về rừng:

+ Dân làng: háo hức chào đón con voi mỗi khi nó về thăm làng: đón nó tận đầu làng; xúm xít kéo đến thăm và cho nó quà…

+ Người quản tượng: Thấy con voi về thăm như trẻ lại; dẫn nó đi tắm; thiết đãi nó cả nương mía…

→ Cả người quản tượng và dân làng đều yêu quý, quan tâm và chăm lo cho con voi như người thân của mình.

- Người quản tượng:

  • Người quản tượng hiểu được lòng con voi, quyết định sẽ thả nó về rừng.
  • Ngày nào ông cũng cho con voi ăn hai vác mía to, hai thùng cháo.
  • Ông coi con voi như anh em trong nhà, giục giã nó cố ăn để có sức trở về rừng.
  • Khi thấy con voi héo hon như chiếc lá giá, ông đã thả nó về rừng.
  • Khi con voi trở về, ông dẫn nó đi tắm rồi hớn hở đưa nó lên nương, thiết đãi nó những bữa no nê.

- Dân làng:

  • Nô nức cùng người quản tượng đi đón con voi, gọi nó là “Ông Một”.
  • Lũ trẻ kéo đến xúm xít ở dưới chân voi, còn các bô lão đem đến cho nó đủ thứ quà..

=> Tình cảm yêu mến, trân trọng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 3

Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người vối thiên nhiên

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đoạn trích trên giúp em hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Thông quan mối quan hệ và những tình cảm tốt đẹp, sự gần gũi, thân thiết và gắn bó giữa con voi với hai người chủ và cả dân làng, em nhận ra mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là một mối quan hệ gần gũi, thân thiết và gắn bó vô cùng. Con người với tự nhiên hoàn toàn có thể trở thành bạn bè, người thân và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Đoạn trích trên giúp em hiểu được mối quan hệ gắn bó mật thiết, tựa như người thân trong gia đình giữa con người với thế giới tự nhiên. Bởi vậy, con người cần biết trân trọng và bảo vệ tự nhiên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close