Soạn bài Ôn tập phần làm văn - Ngắn gọn nhấtSoạn bài Ôn tập phần làm văn (ngắn gọn)Câu 1. Thống kê các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông và cho biết những yêu cầu cơ bản của các loại kiểu đó.
Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP Câu 1 (trang 182 SGK Ngữ văn 12 tập 2) - Các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông:
- Ngoài ra, còn có văn bản nhật dụng, gồm: kế hoạch, cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết... Câu 2 (trang 182 SGK Ngữ văn 12 tập 2) * Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc: - Tìm hiểu đề, xác định được yêu cầu bài viết. - Tìm và chọn ý cho bài văn. - Lập dàn ý. - Viết văn bản theo dàn ý đã xác định. - Đọc lại và hoàn chỉnh bài viết. Câu 3 (trang 182 SGK Ngữ văn 12 tập 2) a. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường: - Có thể chia đề tài nghị luận trong nhà trường thành hai nhóm: nghị luận xã hội (các đề tài thuộc lĩnh vực xã hội) và nghị luận văn học (các đề tài thuộc lĩnh vực văn học). - Điểm chung: + Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá... đối với các vấn đề nghị luận. + Đều sử dụng luận điểm, luận cứ, các thao tác lập luận có tính thuyết phục. - Điểm khác biệt: + Đối với đề tài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, rộng rãi, sâu sắc. + Đối với đề tài nghị luận văn học, người viết cần có kiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ các tác phẩm, hình tượng văn học. b) Lập luận trong văn nghị luận: - Lập luận gồm những yếu tố: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận. - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) về vấn đề nghị luận. Luận điểm cần chính xác, minh bạch. Luận cứ là những lí lẽ và bằng cứ được dùng để soi sáng cho luận điểm. - Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm: + Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, những lí lẽ đã được thừa nhận. + Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu và phù hợp với lí lẽ. + Cả lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, tập trung làm sáng tỏ luận điểm. - Các thao tác lập luận cơ bản: + Thao tác lập luận phân tích + Thao tác lập luận so sánh + Thao tác lập luận bác bỏ + Thao tác lập luận bình luận - Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục: + Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết. + Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan mật thiết với luận điểm cần trình bày. + Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm. c. Bố cục trong văn nghị luận Bố cục của bài văn nghị luận gồm có ba phần: - Mở bài: + Vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (nghe). + Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài, hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên; gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản. + Cách mở bài: có thể nêu vấn đề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. - Thân bài: + Vị trí: Là phần chính của bài viết. + Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp thích hợp. + Cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài: phải được sắp xêp một cách có hệ thống, các mục đích phải có sự logic chặt chẽ. + Giữa các đoạn trong thân bài phải có sự chuyển ý để đảm bảo tính liên kết giữa các ý, các đoạn. - Kết bài: + Vai trò thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài. + Nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn. d. Diễn đạt trong văn nghị luận - Yêu cầu của diễn đạt trong văn nghị luận: + Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề nghị luận, tránh dùng khẩu ngữ hoặc những từ sáo rỗng, cầu kì. Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ vựng và một số từ ngữ mang tính biếu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc. + Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên sự linh hoạt biểu hiện sự cảm xúc. Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc. + Giọng điệu chủ yếu của văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc. Các phần trong bài có thể thay đổi giọng điệu cho thích hợp với nội dung cụ thể. - Các lỗi về diễn đạt thường gặp: dùng từ ngữ thiếu chính xác, lặp từ, thừa từ, dùng từ ngữ không đúng phong cách, sử dụng câu đơn điệu, câu sai ngữ pháp; sử dụng giọng điệu không phù hợp với vấn đề nghị luận. Luyện tập Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 2) a. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: nghị luận xã hội (đề 1), nghị luận văn học (đề 2). - Những thao tác lập luận cần sử dụng trong bài viết: + Đề 1: phân tích, bình luận + Đề 2: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh - Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết: * Đề 1: + Mục đích của ba câu hỏi mà Xô - cơ - rát đưa ra. + Rút ra kết luận về câu nói cuối cùng của nhà triết học Xô - cơ - rát: ông có thể sẽ nói điều gì? + Bình luận và rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện trên. * Đề 2: - Giá trị nội dung của đoạn thơ - Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ b. Lập dàn ý cho bài viết: * Đề 1: - Mở bài: Giới thiệu và trích dẫn câu chuyện. - Thân bài: + Mục đích của 3 câu hỏi mà Xô-cơ-rát đã đưa ra: tìm hiểu tính chất câu chuyện sắp phải nghe (có đúng không? Có tốt không? Và có ích không?) + Rút ra kết luận về câu nói cuối truyện của nhà triết học: ông có thể đã nói gì? + Bình luận và rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện trên. - Kết bài: Khẳng định lại tính có ích của câu chuyện và khái quát bài học rút ra được. * Đề 2: - Mở bài: Giớ thiệu đoạn trích và nội dung đoạn trích. - Thân bài: + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí đoạn trích. + Phân tích những giá trị về nội dung tư tưởng. + Phân tích những giá trị nghệ thuật. + Đoạn thiw đã góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm như thế nào? - Kết bài: Khẳng định giá trị đoạn thơ cũng như bài thơ. c. Viết mở bài: * Đề 2: Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, triết luận, cảm xúc dồn nén. Đoạn thơ Đất nước thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn diện từ cái tôi tự ý thức của thế hệ những người cầm bút trẻ tuổi giàu tri thức, niềm tin và niềm tự hào dân tộc. Theo đó, đất nước là nơi hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước. Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất nước đi xa Đến những tháng này mơ mộng Em ơi em! Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời... (Đất nước - Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm) d. Viết đoạn văn * Đề 2: HS chọn một trong các ý sau để viết thành đoạn văn - Đất nước hóa thân trong mỗi người, hiện diện trong đời sống của mỗi người: “Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất nước. Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình”... Chú ý hình ảnh “anh” và “em” mang tính biểu tượng ở trong đoạn thơ. - Đất nước cũng là hóa thân của tinh thần đoàn kết, yêu thương. Đất nước hình thành và trưởng thành nhờ sự hòa hợp, sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái nhỏ bé để làm nên cái to lớn. Có thể nói, sự sống của mỗi người làm nên sự sống cho đất nước - Sự trường tồn và lớn mạnh của Đất nước gắn với sự tiếp nối của các thế hệ công dân. HS cần chú ý phân tích mối liên hệ: Con ta - Đất nước đi đến những tháng ngày mơ mộng để thấy được sự tiếp nối và trưởng thành của các thế hệ làm nên sự trưởng thành của Đất nước. - Đoạn thơ xác định ý thức trách nhiệm của công dân đối với Đất Nước. HocTot.Nam.Name.Vn
|