Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 1 bài Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo. Câu 1: Các hình ảnh đó đều mang tính biểu tượng.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 166 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Các hình ảnh đó đều mang tính biểu tượng.

- “tiếng đàn bọt nước”: từ thính giác sang thị giác, thủ pháp lạ hóa => sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.

- “áo choàng đỏ gắt”: Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ.

- “lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chuếnh choáng”:

+ Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do.

+ Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi

- “Áo choàng bê bết đỏ”: Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca.

- Tiếng ghi ta:  Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể.

-  Các hành động:

+ ném lá bùa vào xoáy nước

+ ném trái tim mình vào cõi lặng yên

=> sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn.

-...dòng sông, ghi ta màu bạc: Gợi cõi chết, siêu thoát.

   Tất cả những hình ảnh đó để nhằm mục đích miêu tả hình tượng Lor-ca: Một nghệ sĩ tự do và cô đơn. Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác. Một tâm hồn bất diệt.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 166 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

* Cảm nhận về đoạn thơ:

"không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang"

- “Không ai chôn cất tiếng đàn”: sức sống mạnh mẽ của nghệ thuật

- “tiếng đàn - cỏ mọc hoang”

+ Xót thương cho cái chết của một thiên tài, xót tiếc cho hành trình cách tân dang dở.

+ Cái đẹp không thể bị hủy diệt: có sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”.

=> Ý nghĩa 1: liên hệ với câu thơ Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn của chính Lor-ca trong bài “Di chúc”, có thể hiểu hai câu thơ này của Thanh Thảo như nhắc lại lời nhắn nhủ của Lor-ca với những người nghệ sĩ trong hậu thế, rằng hãy vượt qua cái bóng của Lor-ca để tìm lối đi sáng tạo cho riêng mình.

=> Ý nghĩa 2: Khẳng định sức sống mãnh liệt của những tác phẩm nghệ thuật mà Lor-ca để lại cho đời và sự bất tử của cuộc đời ông đối với nhân dân Tây  Ban Nha.

"giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng"

- Hình ảnh tượng trưng, so sánh:

 + “Giọt nước mắt”: cảm thông, uất hận.

 + “Vầng trăng”: là biểu tượng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca luôn toả sáng, bất tử

=> Bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 166 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ:

- Tiếng đàn là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha cùng với hình ảnh áo choàng đỏ. Tiếng đàn ghi-ta góp phần khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp nổi bật của con người và đất nước Tây Ban Nha

- Tiếng đàn gắn liền với hình ảnh Lorca, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời người nghệ sĩ

- Tiếng đàn tượng trưng cho sự bất tử của người nghệ sĩ chân chính, của nghệ thuật chân chính (tiếng đàn như cỏ mọc hoang).

-  Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả.

=>Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 166 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

* Hình tượng Lor-ca:

- Phê-đê-ri-co Gar-xi-a Lor-Ca (1898-1936), một trong những tài năng sáng chói của Tây Ban Nha.

- Cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động lớn không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn với toàn thế giới,

- Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về một xứ sở và về chính âm nhạc, thi ca.

1. Hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha: 

* Lor- ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha:

- Áo choàng đỏ gay gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một sinh hoạt văn hóa khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới.

=>Hình ảnh tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường. Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.

2. Cái chết oan khuất của Lor- ca:

Đấy là khi Lor-ca  bị bọn phát xít Prăng-cô giết và ném xác xuống giếng để phi tang.

- Để miêu tả sự việc bi phẫn này, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thực kết hợp với các biện pháp  nghệ thuật như:

• Đối lập:

+ Tự do của người nghệ sĩ >< Thế lực tàn bạo của phát xít.

+ Tiếng hát yêu đời, vô tư >< Hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết máu).

+ Tình yêu, cái đẹp >< Hành động tàn ác, dã man.

• Nhân cách hóa: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy => Tạo sức ám ảnh lớn đối với người đọc.

• Hoán dụ:

+ Tiếng hát để chỉ Lor- ca.

+ Tấm  áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết.

• So sánh chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn

- Cái chết oan khuất của Lor- ca gây lòng căm thù với bọn phát xít và sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian.

+ Một nghệ sĩ tự do và cô đơn.

+ Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.

+ Một tâm hồn bất diệt.

=>Hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính, tài hoa - sống chết và bất tử với đất nước mình.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục (3 đoạn)

- Đoạn 1 (từ đầu đến “yên ngựa mỏi mòn”): hình ảnh người nghệ sĩ Lorca

- Đoạn 2 (tiếp đến “ròng ròng máu chảy”): cái chết của Lorca và nỗi xót xa trước cái chết ấy

- Đoạn 3 (còn lại): niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lorca 

ND chính

Video hướng dẫn giải

- Bài thơ ghi nhận sự thành công của tác giả trong việc làm sống lại huyền thoại về Ga-xi-a Lor-ca nói riêng và những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của nhân loại.

- Thái độ xót thương, cảm thông và sự ngưỡng mộ của tác giả Thanh Thảo trước nhân cách, tài năng và số phận bi thảm của Lor-ca.

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close