Lý thuyết Mô tả và biểu diễn dữ liệu Toán 9 Cùng khám phá1. Mô tả và biểu diễn dữ liệu bằng bảng Bảng thống kê (gọi tắt là bảng) giúp ta biểu diễn dữ liệu một cách gọn gàng và thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu. Nếu chỉ cần phân tích một đặc tính (còn gọi là tiêu chí) của dữ liệu, ta dùng bảng có hai dòng (hoặc hai cột), gọi là bảng đơn. Nếu cần phân tích nhiều đặc tính của dữ liệu, ta phải dùng những bảng nhiều hơn hai dòng và nhiều hơn hai cột, gọi là bảng hai chiều. 1. Mô tả và biểu diễn dữ liệu bằng bảng
2. Mô tả và biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ Cùng một loại dữ liệu, có thể biểu diễn bằng những biểu đồ khác nhau (như biểu đồ tranh, biểu đồ cột, cột kép, biểu đồ hình quạt tròn, biểu đồ đoạn thẳng). Mỗi loại biểu đồ có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó nên trong nhiều trường hợp, ta phải chuyển từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn kia. Để chuyển như vậy, ta cần lựa chọn dạng biểu diễn phù hợp với dữ liệu và mục đích phân tích dữ liệu:
Ví dụ: Bảng thống kê số lượng thanh long bán được trong các tháng 6, 7, 8, 9 là: Biểu đồ tranh biểu diễn các số liệu đó là: Lưu ý: Ngoài việc chọn dạng biểu diễn phù hợp, ta phải chú ý đến tính hợp lí của dữ liệu. Nhiều yếu tố cần được quan tâm, chẳng hạn như: • Dữ liệu có đúng định dạng không? Có phù hợp với thực tế không? Có sai sót gì không? Biểu đồ có thể hiện chính xác dữ liệu không? • Dữ liệu có đại diện được cho tổng thể những đối tượng mà ta quan tâm hay không? • Kết luận đưa ra từ bảng hay biểu đồ có hợp lí hay không?
|