Lý thuyết Nguyên phân và giảm phân - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thứcKhái niệm nguyên phân. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí BÀI 43. NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN I. Nguyên phân 1. Khái niệm Nguyên phân là hình thức phân bào có ở hầu hết tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản đang ở giai đoạn sinh trưởng. Quá trình nguyên phân diễn ra qua hai giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Qua mỗi lần nguyên phân từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con. 2. Ý nghĩa di truyền học Đối với cơ thể đa bào, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nhờ nguyên phân, các thế hệ tế bào của cơ thể luôn nhận được bộ NST giống. nhau và giống với tế bào mẹ. Ở những loài sinh sản vô tính, vật chất di truyền (bộ NST) của cơ thể mẹ cũng được truyền nguyên vẹn cho các thế hệ con cháu nhờ nguyên phân. Đối với cơ thể đơn bào nhân thực, nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào mẹ để sinh ra các thế hệ con cháu có vật chất di truyền giống tế bào mẹ. II. Giảm phân 1. Khái niệm Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các loài sinh sản hữu tính, tạo ra 4 tế bào con có số lượng bộ NST giảm đi 1 nửa so với bộ NST của tế bào ban đầu. 2. Ý nghĩa di truyền học Nhờ có giảm phân kết hợp với thụ tinh đã giúp thế hệ con nhận được vật chất di truyền của cả bố và mẹ. Giảm phân tạo ra các giao tử chứa tổ hợp NST khác nhau nên trong thụ tinh, các giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên sẽ tạo ra vô số kiểu tổ hợp NST trong các hợp tử (biến dị tổ hợp), dẫn tới xuất hiện nhiều loại kiểu gene và kiểu hình ở đời con. Sự đa dạng về kiểu gene và kiểu hình cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quần thể sinh vật. III. Phân biệt nguyên phân, giảm phân và mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân 1. Phân biệt nguyên phân, giảm phân 2. Mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân. Ba quá trình này kết hợp duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ. IV. Ứng dụng nguyên phân và giảm phân trong thực tiễn |