Bài 2. Động năng. Thế năng trang 15, 16, 17 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thứcKhi chơi xích đu, động năng của người chơi thay đổi như thế nào trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 15 CHMĐ Trả lời câu hỏi mở đầu trang 15 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức Khi chơi xích đu, động năng của người chơi thay đổi như thế nào trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết động năng Lời giải chi tiết: Khi chơi xích đu, động năng của người chơi tăng trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O Câu hỏi tr 15 HĐ Trả lời câu hỏi hoạt động trang 15 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức Quan sát Hình 2.2 và cho biết vật nào có động năng lớn nhất. Hãy lí giải câu trả lời của em. Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết động năng Lời giải chi tiết: Máy bay đang chuyển động trên bầu trời có động năng lớn nhất vì động năng phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ. Máy bay có khối lượng và tốc độ lớn hơn hai vật còn lại. Câu hỏi tr 16 CH Trả lời câu hỏi trang 16 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức 1. Động năng của một xe ô tô thay đổi như thế nào nếu tốc độ của xe tăng gấp đôi? 2. Tính động năng của quả bóng đá có khối lượng m = 0,45 kg, đang bay với tốc độ v = 10 m/s. 3. Trả lời câu hỏi ở phần mở bài. Phương pháp giải: Vận dụng mối quan hệ giữa động năng và khối lượng, tốc độ của vật Một vật có khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v thì động năng của vật là: \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\) Lời giải chi tiết: 1. Động năng của xe ô tô sẽ tăng lên 4 lần nếu tốc độ của xe tăng gấp đôi vì động năng tỉ lệ với bình phương của vận tốc \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\) 2. Động năng của quả bóng là: \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}.0,{45.10^2} = 22,5J\) 3. Khi chơi xích đu, động năng của người chơi tăng trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O vì vận tốc của xích đu tăng khi chuyển động từ A đến O Câu hỏi tr 16 HĐ Trả lời câu hỏi hoạt động trang 16 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức Để dự trữ năng lượng, người ta xây dựng những đập nước ngăn các dòng chảy để tạo thành những hồ chứa nước. Lượng nước trong hồ chứa càng lớn thì năng lượng được tích trữ càng lớn. Hãy giải thích vì sao để khai thác được tối đa thế năng của nước trong hồ chưa, người ta thường bố trí sao cho vị trí đặt máy phát càng thấp so với mực nước hồ chứa (Hình 2.3) Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm của thế năng Lời giải chi tiết: Để khai thác được tối đa thế năng của nước trong hồ chưa, người ta thường bố trí sao cho vị trí đặt máy phát càng thấp so với mực nước hồ chứa vì thế năng trọng trường là năng lượng của một vật khi nó ở một độ cao nhất định so với một vật được chọn làm mốc nên khi đặt máy phát càng thấp so với mực nước hồ chứa thì thế năng càng lớn Câu hỏi tr 17 CH Trả lời câu hỏi trang 17 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức 1. So sánh thế năng trọng trường của hai vật ở cùng một độ cao so với gốc thế năng, biết khối lượng của vật thứ nhất gấp 3 lần khối lượng của vật thứ hai 2. Một công nhân vác một bao xi măng có trọng lượng 500N trên vai, đứng trên sân thượng tòa nhà cao 20m so với mặt đất. Độ cao của bao xi măng so với mặt sân thượng là 1,4 m. Tính thế năng trọng trường của bao xi măng trong hai trường hợp sau: a) Chọn gốc thế năng tại mặt sân thượng tòa nhà. b) Chọn gốc thế năng tại mặt đất Phương pháp giải: Vận dụng công thức tính thế năng trọng trường: Wt = P.h Lời giải chi tiết: 1. Thế năng trọng trường được xác định bởi công thức: Wt = P.h = m.g.h Thế năng tỉ lệ thuận với khối lượng và độ cao của vật so với gốc thế năng vì thế nếu ở cùng độ cao nhưng khối lượng vật A gấp 3 lần khối lượng vật B thì thế năng trọng trường của vật A lớn hơn vật B 3 lần 2. a) Chọn mốc thế năng tại mặt sân thượng tòa nhà Độ cao của bao xi măng so với mặt sân thượng là 1,4 m Thế năng trọng trường của bao xi măng là: Wt = P.h = 500.1,4 = 700 J b) Chọn gốc thế năng tại mặt đất Độ cao của bao xi măng so với mặt đất là: h’ = 20 + 1,4 = 21,4 m Thế năng trọng trường của bao xi măng là: Wt = P.h = 500.21,4 = 10 700 J
|