Lý thuyết Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thứcMã di truyền là mã bộ ba. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí BÀI 40. DỊCH MÃ VÀ MỐI QUAN HỆ TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG I. Mã di truyền Mã di truyền là mật mã sinh học quy định thông tin về trình tự các amino acid trên chuỗi polypeptide được mã hoá bằng trình tự các nucleotide trêngene, qua phân tử trung gian mRNA. Mỗi amino acid trên chuỗi polypeptide được mã hoá bởi một bộ ba ribonucleotide liền kể trên mRNA, được gọi là codon. Trong tổng số 64 codon được hình thành từ 4 loại ribonucleotide (A, U, G, C), có 61 codon quy định tương ứng 20 loại amino acid, còn 3 codon (UAA, UAG và GA) không mã hoá amino acid mà có vai trò kết thúc tổng hợp protein, được gọi là các codon kết thúc; codon AUG vừa là codon mở đầu quá trình tổng hợp protein, vừa là codon mã hoá amino acid methionine. II. Mã di truyền quy định thành phần hoá học và cấu trúc của protein Mã di truyền quy định loại amino acid trong chuỗi polypeptide. Trình tự mã di truyền trên gene và bản phiên mã của gene (mRNA) quy định thành phần và trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide, từ đó quy định thành phần và cấu trúc của protein. III. Quá trình dịch mã IV. Mối quan hệ giữa gene và tính trạng 1. Sự biểu hiện của gene thành tính trạng 2. Ý nghĩa di truyền của mối quan hệ giữa gene và tính trạng Mọi tính trạng ở sinh vật đều có cơ sở vật chất di truyền là gene trong tế bào. Gene không trực tiếp tạo ra tính trạng, thông tin di truyền trên gene biểu hiện thành tính trạng phải thông qua các quá trình phiên mã, dịch mã. Bản chất di truyền của mối quan hệ giữa gene và tính trạng là trình tự các nucleotide trên mạch đơn của gene quy định trình tự các nucleotide trên phân tử mRNA, từ đó quy định trình tự các amino acid trong chuỗi polypeptide và protein, hình thành nên tính trạng của cơ thể.
|