Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 159 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 159 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1. Tự kiểm tra vốn từ của mình. a. Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa: đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Tự kiểm tra vốn từ của mình. a. Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa: đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son b. Tìm các tiếng cho trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: - Bảng màu đen gọi là bảng .... - Mắt màu đen gọi là mắt .... - Ngựa màu đen gọi là ngựa .... - Mèo màu đen gọi là mèo .... - Chó màu đen gọi là chó .... - Quần màu đen gọi là quần ..... (đen, thâm, mun, huyền, ô, mực) Phương pháp giải: Con đọc kĩ và làm theo yêu cầu của bài ra. Lời giải chi tiết: a. Các nhóm đồng nghĩa: + đỏ - điều – son + xanh – biếc – lục + trắng – bạch + hồng – đào b.+ Bảng màu đen gọi là bảng đen. + Mắt màu đen gọi là mắt huyền. + Ngựa màu đen gọi là ngựa ô. + Mèo màu đen gọi là mèo mun. + Chó màu đen gọi là chó mực. + Quần màu đen gọi là quần thâm. Câu 2 Đọc bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả (trang 160 SGK Tiếng Việt 5 tập 1) Chữ nghĩa trong văn miêu tả Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Có khi so sánh người với các con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu. Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to: Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng. Có khi làm ngược lại: Con lợn béo như một quả sim chín; Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung. So sánh thường đi kèm nhân hóa. Người ta có thể so sánh, nhân hóa để tả bên ngoài: Con gà trống bước đi như một ông tướng; Nắm lá đầu cành xòe ra như một bàn tay. So sánh và nhân hóa để tả tâm trạng: Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa. Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Nhìn một bầu trời đầy sao, Huy-gô thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen. Còn đối với Ga-ga-rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ. Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những hạt giống mới rất khác nhau, nhưng đều đúng và đều hay. Và rất riêng, rất mới. Miêu tả cây cối, có nhà văn thấy chúng giống như những con người đang đứng tư lự (vì trời lặng gió), có nhà văn lại thấy chúng tựa những con ngựa đang phi nhanh, bờm tung ngược (vì đang có gió thổi rất mạnh), có nhà văn lại bảo chúng là những cái lồng chim của thiên nhiên, trong mỗi cái lồng có những con chim đang nhảy, đang chuyền.... Không có cái mới, cái riêng bắt đầu tự sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Theo Phạm Hổ Lời giải chi tiết: Con đọc kĩ bài để nắm được những ý chính trong bài. Bài 3 Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây: a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy. b) Miêu tả đôi mắt một em bé. c) Miêu tả dáng đi của một người. Phương pháp giải: Con đọc kĩ và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a) - Tả sông, suối, kênh: Dòng sông như một dải lụa trắng hữu tình. b) - Tả đôi mắt em bé: Đôi mắt bé đen tròn như hai hột nhãn. c) - Tả dáng đi của người: Chú bé vừa đi vừa nhảy như con chim chích xinh xắn dễ thương. HocTot.Nam.Name.Vn
|