Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em trang 147 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em trang 147 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em (M : trẻ thơ). Đặt câu với một từ mà em tìm được.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào ? Chọn ý đúng nhất:

a) Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.

b) Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi.

c) Người dưới 16 tuổi.

d) Người dưới 18 tuổi.

Phương pháp giải:

Trẻ em về mặt sinh học là con người ở giữa giai đoạn sinh ra và tuổi dậy thì. Người chưa đến tuổi trưởng thành thì gọi là trẻ em.

Lời giải chi tiết:

Chọn c) là ý đúng: Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em. 

Câu 2

Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em (M : trẻ thơ). Đặt câu với một từ mà em tìm được.

Phương pháp giải:

Con tự suy nghĩ xem từ trong sách vở hoặc trong cuộc sống người ta hay dùng từ gì để gọi những đứa trẻ.

Lời giải chi tiết:

Những từ đồng nghĩa với trẻ em là:

- trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, ranh con, nhóc con,...

Đặt câu:

Ví dụ:

- Trẻ con thời nay được chăm sóc chu đáo hơn thời xưa.

- Trẻ con ngày nay rất thông minh, lanh lợi.

- Còn gì hồn nhiên, trong trẻo bằng đôi mắt của trẻ thơ. 

Câu 3

Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.

M: Trẻ em như búp trên cành. 

Phương pháp giải:

Trẻ em thường được gắn với những hình ảnh mang ý nghĩa chỉ sự trong sáng, non nớt, tươi đẹp,....

Con từ gợi ý trên hãy suy nghĩ để tìm những hình ảnh so sánh phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em là:

- Trẻ con như hoa mới nở

- Trẻ em như tờ giấy trắng

- Trẻ em là mầm non của đất nước

- Trẻ em là tương lai của Tổ quốc...

Câu 4

Chọn thành ngữ, tục ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống :

Thành ngữ, tục ngữ

Nghĩa

a) ...

Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.

b) ...

Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.

c) ...

Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.

d) ...

Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.

   

(Trẻ lên ba, cả nhà học nói; Trẻ người non dạ, Tre non dễ uốn ; Tre già, măng mọc)

Phương pháp giải:

Con đọc thật kĩ các câu thành ngữ, tục ngữ và phần nghĩa để ghép sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Tre già măng mọc

b) Tre non dễ uốn

c) Trẻ người non dạ

d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close