Giải VBT ngữ văn 8 bài Viết đoạn văn trình bày luận điểmGiải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Viết đoạn văn trình bày luận điểm trang 79 VBT Ngữ văn 8 tập 2.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 2) Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn, gọn, rõ. a) Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh” (Hồ Chí Minh, Cách viết) b) Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ (Nguyễn Tuân) Lời giải chi tiết: a) Trước hết là cần tránh lối viết dài dòng, lan man b) Ngoài việc đam mê viết. Nguyên Hồng còn thích truyền nghề cho bạn trẻ Câu 2 Câu 2 (trang 80 VBT Ngữ văn 8, tập 2) Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ra vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường. (Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam) Lời giải chi tiết: - Luận điểm “Tế Hanh là một người tinh lắm” - Luận điểm ấy gồm 2 luận cứ: + Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người. - Các luận cứ đó được xếp đặt theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ đầu. Nhờ đó người đọc có được hứng thú tăng thêm. Câu 3 Câu 3 (trang 81 VBT Ngữ văn 8, tập 2) Viết các đoạn văn ngắn triển khai ý các luận điểm sau: a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Lời giải chi tiết: a. Học là để nắm bắt tri thức nhưng việc cũng cố tri thức ấy còn quan trọng hơn. Nếu học lí thuyết mà không chú ý đến việc làm bài tập thì tri thức cũng sẽ sớm rơi rụng đi. Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn. Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy, đặc biệt là kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc. b. Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Trước hết ta cần hiểu học vẹt là học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ, nói mà không hiểu mình đang nói cái gì (như con vẹt bắt chước nói tiếng người). Nếu chúng ta học mà không hiểu thì sẽ chóng quên và khó có thể vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế. Hơn nữa, học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực. Ngược lại, học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy, suy nghĩ. Bởi vậy, không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ cũng trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề. Câu 4 Câu 4 (trang 81 VBT Ngữ văn 8, tập 2) Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu, em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn? Lời giải chi tiết: - Luận điểm: "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu" - Các luận cứ và trình tự sắp xếp: + Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu. + Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt mục đích. + Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ + Vì thế, văn giải thích phải viết sao cho dễ hiểu. HocTot.Nam.Name.Vn
|