Giải VBT ngữ văn 8 bài Hội thoại (tiếp theo)Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Hội thoại (tiếp theo) trang 100 VBT Ngữ văn 8 tập 2.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 100 VBT Ngữ văn 8, tập 2) Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1, tr.28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào? Lời giải chi tiết: - Chị Dậu: Thương yêu chồng con, tha thiết khi van xin, dứt khoát, mạnh mẽ phản kháng - Cai lệ: Hung hăng, hống hách - Người nhà lí trưởng: Nịnh bợ, khúm núm trước cai lệ nhưng lại lên mặt với chị Dậu - Anh Dậu: Ngại va chạm, sợ sệt, tránh xô xát với người khác Câu 2 Câu 2 (trang 101 VBT Ngữ văn 8, tập 2) Đọc đoạn trích (trang 103, 104, 105, 106 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời câu hỏi: a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào? b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như thế có hợp với tâm lí nhân vật không? Vì sao? c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào? Lời giải chi tiết: a) - Lúc đầu, cái Tí nói nhiều (giọng hồn nhiên), chị Dậu im lặng - Lúc sau (khi nói chuyện bán cái Tí), chị Dậu nói nhiều hơn, cái Tí nói ít hẳn. b) Hợp lí. Vì: - Khi Tí chưa biết mình bị bán thì nói chuyện vô tư nhưng sau khi biết vì quá buồn và sợ nên nói ít hẳn. - Chị Dậu ban đầu chưa biết nói với con thế nào nên chỉ im lặng, sau đó khi đã thông báo tin con bị bán thì lại nói nhiều hơn để an ủi và thuyết phục các con. c) Làm chị Dậu càng xót xa hơn vì phải bán đứa con ngoan ngoãn. Còn cái Tí thì sẽ càng thấy tuyệt vọng và nặng nề hơn trong sự giằng xé vì hoàn cảnh gia tình và phận của mình. Câu 3 Câu 3 (trang 102 VBT Ngữ văn 8, tập 2) Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập 2, tr 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì? Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ […]. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì… - Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) Lời giải chi tiết: Nhân vật “tôi” im lặng vì cậu ta vừa ngạc nhiên, vừa hãnh diện vì cách ứng xử của cô em gái nhưng cũng lại vừa xấu hổ vì sự không phải của mình trước đây. Câu 4 Câu 4 (trang 102 VBT Ngữ văn 8, tập 2) Đọc lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đầu đến cuối văn bản, đối tượng giao tiếp có thay đổi. Căn cứ vào đâu để xác định như vậy? Khi đối tượng giao tiếp thay đổi thì nội dung giao tiếp thay đổi như thế nào? Lời giải chi tiết: - Từ đầu đến cuối văn bản đối tượng giao tiếp không thay đổi, nhưng chỉ có phần bắt đầu từ câu hô gọi thứ hai mới là lời kêu gọi. - Phần bắt đầu từ câu hô gọi thứ ba cũng là lời kêu gọi, nhưng khi đối tượng giao tiếp thay đổi thì nội dung kêu gọi cũng thay đổi. HocTot.Nam.Name.Vn
|