Bài 24. Sinh sản ở thực vật trang 81, 82, 83 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạoTrong hình thức sinh sản sinh dưỡng, cây con không được hình thành từ bộ phận nào sau đây? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
24.1 Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng, cây con không được hình thành từ bộ phận nào sau đây? A. Thân. B. Lá. C. Rễ. D. Hạt. Phương pháp giải: Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, trong đó cây con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Cây con sinh ra từ hạt là hình thức sinh sản hữu tính. 24.2 Sinh sản bằng bào tử là một giai đoạn trong vòng đời của loài thực vật nào sau đây? A. Cây cam. B. Cây táo. C. Dương xỉ. D. Cây thông. Phương pháp giải: Hình thức sinh sản bằng bào tử là một giai đoạn trong vòng đời của một số loài thực vật như rêu, dương xỉ. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C 24.3 Ở khoai lang, cây con được sinh ra từ A. thân củ. B. rễ củ. C. thân rễ. D. lá. Phương pháp giải: Củ khoai lang là do rễ biến dạng tạo thành → Ở khoai lang, cây con có thể được sinh ra từ rễ củ. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B 24.4 Để nhân giống hoa lan, người ta thường áp dụng phương pháp nhân giống vô tính nào? A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Giâm. C. Chiết. D. Ghép. Phương pháp giải: Để nhân giống hoa lan, người ta thường áp dụng phương pháp nhân giống vô tính là nuôi cấy mô tế bào. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A 24.5 Để tạo được giống cây hoa giấy ngũ sắc phục vụ cho nhu cầu trang trí của người dân, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào? A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Giâm. C. Chiết. D. Ghép. Phương pháp giải: Cây hoa giấy ngũ sắc được tạo ra từ nhiều giống hoa giấy được ghép trên một gốc ghép → Để tạo được giống cây hoa giấy ngũ sắc phục vụ cho nhu cầu trang trí của người dân, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nhân giống vô tính là ghép. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D 24.6 Phát biểu nào sau đây là đúng khi mô tả về quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa? A. Tế bào mẹ trong bao phấn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử đơn bội nguyên phân một lần cho một hạt phấn chứa một tế bào sinh sản và một tế bào ống phấn → tế bào sinh sản giảm phân tạo bốn giao tử đực. B. Tế bào mẹ trong bao phấn nguyên phân hai lần cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử đơn bội nguyên phân một lần cho một hạt phấn chứa một tế bào sinh sản và một tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo hai giao tử đực. C. Tế bào mẹ trong bao phấn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử đơn bội nguyên phân một lần cho hai hạt phấn chứa một tế bào sinh sản và một tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo hai giao tử đực. D. Tế bào mẹ trong bao phấn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → mỗi bào tử đơn bội nguyên phân một lần cho một hạt phấn chứa một tế bào sinh sản và một tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo hai giao tử đực. Phương pháp giải: Quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa: Tế bào mẹ trong bao phấn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → mỗi bào tử đơn bội nguyên phân một lần cho một hạt phấn chứa một tế bào sinh sản và một tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo hai giao tử đực. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D 24.7 Phát biểu nào sau đây là đúng khi mô tả về quá trình hình thành giao tử cái ở thực vật có hoa? A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, ba tế bào kèm, một tế bào trứng, một nhân cực. B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → mỗi bào tử cái nguyên phân cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, hai tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực. C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, hai tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực. D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa hai tế bào đối cực, ba tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực. Phương pháp giải: Quá trình hình thành giao tử cái ở thực vật có hoa: Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân liên tiếp ba lần cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, hai tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C 24.8 Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về sự hình thành hạt và quả? (1) Noãn thụ tinh phát triển thành hạt, bầu nhuỵ dày lên phát triển thành quả. (2) Nội nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây trưởng thành. (3) Hạt được chia thành hạt có nội nhũ (ở cây Hai lá mầm) và hạt không có nội nhũ (ở cây Một lá mầm). (4) Hạt có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cây con. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Phương pháp giải:
(2) Sai. Nội nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây con. (3) Sai. Hạt được chia thành hạt có nội nhũ (ở cây Một lá mầm) và hạt không có nội nhũ (ở cây Hai lá mầm). Trong quá trình phát triển phôi của hạt cây Hai lá mầm, nội nhũ tiêu biến, chất dinh dưỡng trong nội nhũ được hấp thụ và dự trữ trong hai lá mầm. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Các phát biểu đúng là: (1). 24.9 Khi nói về các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Người ta không áp dụng phương pháp giâm cành cho các giống cây ăn quả (cam, bưởi,...) vì thời gian ra rễ ở các cây này rất lâu. (2) Khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn của cành ghép và gốc ghép nối liền với nhau. (3) Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có số lượng lớn và đa dạng về mặt di truyền. (4) Sử dụng phương pháp chiết cành cho các cây ăn quả có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng và thời gian thu hoạch nhưng không thể biết trước được đặc tính của quả. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Phương pháp giải: (3) Sai. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là một ứng dụng sinh sản vô tính nên có thể tạo ra đời con có số lượng lớn, có đặc điểm di truyền ổn định. (4) Sai. Sử dụng phương pháp chiết cành cho các cây ăn quả có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng, thu hoạch đồng thời biết trước được đặc tính của quả (đặc tính của cây chiết giống cây gốc ban đầu). Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Các phát biểu đúng là: (1), (2). 24.10 Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của sinh sản hữu tính ở thực vật trong thực tiễn? (1) Tạo cây ngô hạt tím dẻo, bắp to bằng phương pháp lai giữa cây ngô tím hạt ngọt, bắp to với cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng. (2) Tạo giống gạo ST25 có khả năng chịu mặn, chống bệnh tốt, chất lượng gạo ngon. (3) Nuôi cấy hạt phấn để cho số lượng lớn cây hoa màu. (4) Sử dụng ethylene để kích thích quá trình chín của quả. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Phương pháp giải: (3) Sai. Nuôi cấy hạt phấn để cho số lượng lớn cây hoa màu là ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật; cây con được tạo ra từ hạt phấn không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái nên không phải là ứng dụng của sinh sản hữu tính. (4) Sai. Sử dụng ethylene để kích thích quá trình chín của quả là ứng dụng của hormone thực vật, không phải là ứng dụng của sinh sản hữu tính. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Các phát biểu đúng là: (1), (2). 24.11 Cho biết vai trò của quả đối với đời sống thực vật và con người. Phương pháp giải: Lý thuyết vai trò của sinh sản Lời giải chi tiết: - Đối với thực vật: Quả có vai trò chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt. Khi chín, quả thường biến đổi màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi thơm và vị đặc trưng để hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự phát tán hạt. - Đối với con người: Quả của nhiều loài cây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, đường,...) cần thiết cho cơ thể con người. 24.12 Hãy vẽ sơ đồ mô tả vòng đời của rêu. Trong đó, xác định giai đoạn sinh sản vô tính và giai đoạn sinh sản hữu tính. Phương pháp giải: Hãy vẽ sơ đồ mô tả vòng đời của rêu. Lời giải chi tiết: - Sơ đồ mô tả vòng đời của rêu: - Giai đoạn sinh sản vô tính: bào tử (n) → thể giao tử (n). - Giai đoạn sinh sản hữu tính: tinh trùng (n) × trứng (n) → hợp tử (2n) → thể bào tử (2n). 24.13 Quan sát Hình 24.1 và trả lời câu hỏi a) Phân biệt hai hình thức thụ phấn (1) và (2). b) Mỗi hình thức thụ phấn trên thường diễn ra ở nhóm hoa nào? c) Hình thức thụ phấn nào được con người sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sinh sản ở cây trồng? Cho ví dụ. Phương pháp giải: Quan sát hình 24.1 Lời giải chi tiết: a) (1) Tự thụ phấn: hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của cùng một hoa hoặc của hoa khác trên cùng một cây; (2) Thụ phấn chéo: hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa trên một cây khác. b) Tự thụ phấn thường diễn ra ở hoa lưỡng tính (hoa có cả nhị và nhuỵ), thụ phấn chéo thường diễn ra ở hoa đơn tính (hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ). 24.14 Nội nhũ được hình thành như thế nào? Nêu vai trò của nội nhũ đối với thực vật. Tại sao hạt ở thực vật Hai lá mầm không có nội nhũ? Phương pháp giải: Lý thuyết sinh sản ở thực vật Lời giải chi tiết: - Nội nhũ (3n) được hình thành do một tinh tử (n) thụ tinh với nhân cực (2n). - Nội nhũ có vai trò chứa chất dinh dưỡng dự trữ nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây con. - Trong quá trình phát triển phôi của hạt cây Hai lá mầm, nội nhũ tiêu biến, chất dinh dưỡng trong nội nhũ được hấp thụ và dự trữ trong hai lá mầm → cây Hai lá mầm không có nội nhũ. 24.15 Có ý kiến cho rằng: "Các loại quả không hạt đều được tạo thành do hoa được thụ phấn nhưng noãn không được thụ tinh". Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Tại sao? Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về sinh sản ở thực vật để đưa ra ý kiến Lời giải chi tiết: Ý kiến này là sai vì quả không hạt ngoài việc được hình thành do hoa có noãn không được thụ tinh còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như: - Quả tam bội (3n) được tạo thành từ cây tam bội do lai giữa cây lưỡng bội (2n) và cây tứ bội (4n). Cây tam bội bất thụ nên tạo quả không hạt, - Quả không hạt được tạo thành do phun auxin ngoại sinh kích thích bầu nhuỵ phát triển thành quả mà không cần thụ phấn, thụ tinh. - Quả được hình thành do quá trình thụ phấn và thụ tinh nhưng noãn không phát triển hoặc bị tiêu biến trong quá trình hình thành quả.
|