Bài 18. Tập tính ở động vật trang 63, 64, 65 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạoTập tính là gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
18.1 Tập tính là gì? A. Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể). B. Tập tính là chuỗi phản xạ của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể). C. Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật tiếp nhận kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể). D. Tập tính là chuỗi cảm ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể). Phương pháp giải: Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể). Nhờ đó, động vật thích ứng với môi trường, duy trì nòi giống và tồn tại. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A 18.2 Nhận định nào sau đây là đúng với tập tính bẩm sinh? A. Là loại tập tính được hình thành sau khi sinh ra. B. Có thể truyền từ cá thể này sang cá thể khác. C. Mang tính đặc trưng cho loài. D. Không giới hạn về mặt số lượng. Phương pháp giải: Lý thuyết về tập tính ở động vật Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, mang tính bản năng, không bị thay đổi theo thời gian, được di truyền từ thế hệ trước và đặc trưng cho loài. 18.3 Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Là loại tập tính từ khi sinh ra đã có. B. Phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật. C. Vừa có tính đặc trưng cho loài, vừa đặc trưng cho từng cá thể. D. Có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phương pháp giải: Sự phát triển của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật càng cao thì loại tập tính học được càng nhiều và phức tạp. Lời giải chi tiết: A. Sai. Tập tính học được là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể. B. Đúng. Sự phát triển của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật càng cao thì loại tập tính học được càng nhiều và phức tạp. C. Sai. Tập tính học được mang tính đặc trưng cho từng cá thể. D. Sai. Tập tính học được không có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 18.4 Khi nói về tập tính hỗn hợp, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Là loại tập tính bẩm sinh và được hoàn thiện ngay từ lần đầu tiên. B. Là loại tập tính học được nhưng phải trải qua nhiều lần học tập. C. Là loại tập tính không đặc trưng cho loài cũng như cho từng cá thể. D. Là loại tập tính trung gian giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Phương pháp giải: Tập tính hỗn hợp là loại tập tính bẩm sinh nhưng được phát triển và hoàn thiện trong đời sống cá thể thông qua quá trình học tập. Đây là loại tập tính trung gian giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D 18.5 Ví dụ nào sau đây không thuộc dạng tập tính xã hội? A. Trong đàn sư tử, sư tử đực đầu đàn là con đực to khoẻ và hung dữ nhất; khi săn được mồi, con đực đầu đàn sẽ được ăn trước tiên. B. Hầu hết các công việc trong xã hội loài ong đều do ong thợ đảm nhận như xây tổ, kiếm ăn, chăm sóc con non, chiến đấu để bảo vệ tổ khi bị xâm phạm. C. Vào mùa đông, đàn ngỗng trời di cư từ phương bắc về phương nam để tránh rét. D. Sư tử đực chiến đấu để đánh đuổi các con đực lạ ra khỏi lãnh thổ của nó Phương pháp giải: D. Sai. Sư tử đực chiến đấu để đánh đuổi các con đực lạ ra khỏi lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D 18.6 Có bao nhiêu tập tính sau đây thuộc dạng tập tính xã hội? (1) Tập tính sinh sản. (2) Tập tính vị tha. (3) Tập tính thứ bậc. (4) Tập tính hợp tác. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Phương pháp giải: Tập tính xã hội thể hiện ở các loài động vật sống theo bầy đàn như ong, kiến, mối, sư tử,… Tập tính xã hội bao gồm nhiều loại, trong đó đáng chú ý là tập tập tính thứ bậc, tập tính vị tha, tập tính hợp tác,… để đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi hoặc chống lại kẻ thù. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Các tập tính đúng là: (2), (3), (4). 18.7 Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về các hình thức học tập ở động vật? (1) Quen nhờn cho phép hệ thần kinh của động vật tập trung trả lời các kích thích làm tăng giá trị thích nghi và tồn tại hơn là các kích thích không có giá trị. (2) In vết là dạng tập tính dễ quan sát thấy ở các động vật non có kích thước nhỏ như ấu trùng, giun đất, san hô,... (3) Kết quả của việc học nhận biết không gian là hình thành được năng lực trí nhớ về cấu trúc không gian. (4) Học liên hệ là hình thức học tập dựa trên cơ sở của sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời. (5) Điều kiện hoá hành động là hình thức học tập của động vật có sự liên kết với một phần thưởng hoặc hình phạt. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Phương pháp giải: (2) Sai. In vết là dạng tập tính dễ quan sát thấy ở các con non như gà, vịt, ngỗng, chim,… Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Các phát biểu đúng là: (1), (3), (4), (5). 18.8 Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về quá trình học tập ở người? (1) Quá trình học tập ở người dựa trên cơ sở là sự hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện. (2) Quá trình học tập ở người được chia thành các giai đoạn: tiếp nhận xử lí, ghi nhớ và củng cố thông tin. (3) Kết quả của giai đoạn tiếp nhận là sự hình thành nhận thức, kĩ năng, thái độ, hành vi,… (4) Nhờ có tư duy, con người có thể sử dụng thông tin đã ghi nhớ trong những trường hợp cụ thể, đồng thời loại bỏ đi những thông tin đã cũ. (5) Nhờ có quá trình học tập mà con người có thể hình thành được các tập tính xã hội như các loài động vật khác. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Phương pháp giải:
(3) Sai. Kết quả của giai đoạn tiếp nhận là thông tin từ môi trường được tiếp nhận bởi các giác quan và truyền về não bộ. (4) Sai. Nhờ có tư duy, con người có thể sử dụng thông tin đã ghi nhớ trong những trường hợp cụ thể, đồng thời tích luỹ thêm những thông tin và kinh nghiệm mới. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Các phát biểu đúng là: (1), (2). 18.9 Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng của tập tính trong an ninh, quốc phòng? (1) Dùng pheromone để dẫn dụ côn trùng. (2) Huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma tuý. (3) Dùng bù nhìn để xua đuổi các loài chim, thú phá hoại mùa màng. (4) Huấn luyện chuột để dò tìm mìn. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Phương pháp giải: (1) Sai. Dùng pheromone để dẫn dụ côn trùng là ứng dụng của tập tính trong trồng trọt. (3) Sai. Dùng bù nhìn để xua đuổi các loài chim, thú phá hoại mùa màng là ứng dụng của tập tính trong trồng trọt. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Các ví dụ là ứng dụng của tập tính trong an ninh, quốc phòng: (2), (4). 18.10 Chứng minh tập tính chỉ có ở giới Động vật mà không có ở các giới sinh vật khác. Phương pháp giải: Lý thuyết tập tính ở động vật Lời giải chi tiết: Chứng minh tập tính chỉ có ở giới Động vật mà không có ở các giới sinh vật khác: - Động vật luôn phải tiếp xúc với môi trường xung quanh, chúng nhận biết những tín hiệu và kích thích từ môi trường nhờ các cơ quan cảm giác và phản ứng đáp trả lại các kích thích đó. Cơ thể muốn thực hiện hoạt động để đáp ứng với các kích thích thì phải có sự vận động nhờ các cơ quan vận động và các tuyến để tạo ra những phản ứng nhất định. 18.11 Tại sao các tập tính ở động vật bậc thấp chủ yếu là tập tính bẩm sinh? Phương pháp giải: Động vật bậc thấp có số lượng tế bào thần kinh ít, hoạt động thần kinh còn đơn giản nên các phản ứng thường đơn giản. Lời giải chi tiết: Các tập tính ở động vật bậc thấp chủ yếu là tập tính bẩm sinh vì: Động vật bậc thấp có số lượng tế bào thần kinh ít, hoạt động thần kinh còn đơn giản nên các phản ứng thường đơn giản. Mặt khác, tuổi thọ của chúng thường thấp nên không đủ thời gian để học tập và rút kinh nghiệm. 18.12 Hình 18.1 mô tả những hình thức học tập nào ở động vật? Phương pháp giải: Quan sát hình 18.1 Lời giải chi tiết: a) Nhận thức và giải quyết vấn đề; b) Học qua giao tiếp xã hội; c) In vết. 18.13 Tập tính xã hội ở động vật có ưu điểm và nhược điểm gì? Phương pháp giải: Lý thuyết về tập tính xã hội Lời giải chi tiết: - Ưu điểm: Động vật sống thành bầy đàn có thể hỗ trợ nhau trong việc kiếm ăn, xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, chăm sóc và bảo vệ con non. Ví dụ: Chó sói săn mồi bằng cách cả đàn rượt đuổi theo con mồi, sói đầu đàn vượt lên chặn con mồi để cả đàn về bắt mồi; những con ong thợ đảm nhận các công việc như xây tổ, kiếm ăn, chăm sóc con non, chiến đấu để bảo vệ tổ khi có kẻ xâm phạm. - Nhược điểm: Khi số lượng cá thể trong đàn vượt quá sức chứa của môi trường dẫn đến sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, dễ lây lan dịch bệnh,... 18.14 Hiện tượng “vòng tròn tử thần" ở loài kiến quân đội được phát hiện bởi nhà sinh vật học T. C. Schneirla (người Mỹ) vào năm 1936. Hiện tượng này xảy ra khi con kiến đầu đàn bị mất phương hướng và đi thành vòng, những con kiến còn lại trong đàn đi theo kiến đầu đàn thành vòng liên tục cho đến khi kiệt sức và chết. Em hãy giải thích hiện tượng trên Phương pháp giải: Hiện tượng “vòng tròn tử thần" ở loài kiến quân đội được phát hiện bởi nhà sinh vật học T. C. Schneirla (người Mỹ) vào năm 1936. Lời giải chi tiết: Kiến quân đội là loài mù bẩm sinh, chúng có thể nhận biết đường đi là nhờ tín hiệu pheromone do đồng loại tiết ra. Nếu con đầu đàn bị mất phương hướng và đi theo vòng tròn, các con kiến còn lại trong đàn sẽ liên tục đi theo dựa vào tín hiệu pheromone dẫn đến cả đàn sẽ mắc kẹt trong vòng tròn đó. Do có tập tính xã hội rất cao nên chúng cứ di chuyển liên tục theo đàn cho đến khi chết vì kiệt sức. 18.15 Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. Cá ba gai lưng (Gasterosteus aculeatus) sống ở vùng nước lợ hoặc vùng ven biển phía bắc. Vào mùa sinh sản, phần bụng của các con đực chuyển sang màu đỏ để dẫn dụ và kích thích con cái. Cá ba gai lưng cái không có phần bụng màu đỏ. Mỗi con cá đực sẽ chọn cho mình một vùng lãnh thổ riêng và chúng sẽ tấn công các con đực khác nếu xâm phạm vào lãnh thổ của chúng. Một nhà khoa học vô tình thấy con cá ba gai lưng đực của ông tấn công một vật màu đỏ rơi vào bể cá; sau đó, ông đã tiến hành ba cuộc thử nghiệm như sau: (1) Thả một con cá đực khác có phần bụng màu đỏ vào bể cá, kết quả con cá của ông đã tấn công con đực lạ này (Hình 18.2). (2) Thả một con cá cái vào bể cá, cá của ông không tấn công cá cái. (3) Thả một con cá đực không có phần bụng màu đỏ vào bể cá, cá của ông cũng không tấn công con cá đực này. a) Từ kết quả thử nghiệm trên, hãy cho biết tín hiệu để kích thích cá đực bộc lộ hành vi hung dữ là gì? Giải thích. b) Nếu có ý kiến cho rằng: "Tín hiệu kích thích cả đực bộc lộ hành vi hung dữ là do hình dạng của cá, không phải do tín hiệu được nói đến ở câu a". Em hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh ý kiến này là không đúng. Phương pháp giải: Đọc đoạn thông tin trên và quan sát hình 18.2 Lời giải chi tiết: a) Tín hiệu kích thích cá đực bộc lộ hành vi hung dữ là màu đỏ vì cá chỉ tấn công vật màu đỏ hoặc cá đực có phần bụng màu đỏ, không tấn công cá cái hay cá đực không có bụng màu đỏ. b) Thí nghiệm: Chuẩn bị các mô hình cá ba gai lưng có kích thước và hình dạng khác nhau, trong đó, có mô hình được sơn màu đỏ ở phần bụng và mô hình không được sơn màu đỏ. Thả lần lượt các mô hình này vào trong bể nuôi cá ba gai lưng đực và quan sát phản ứng của nó. Kết quả: Cá đực có phản ứng mạnh mẽ với các mô hình được sơn màu đỏ ở phần bụng → chứng tỏ tín hiệu kích thích cá đực bộc lộ hành vi hung dữ là màu đỏ chứ không phải hình dạng cá.
|