Giải mục 1 trang 16, 17 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám pháXét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\). Giả sử phương trình có nghiệm x1, x2, so sánh S = x1 + x2 và \( - \frac{b}{a}\), \(P = {x_1}{x_2}\) và \(\frac{c}{a}\).
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ1 Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 16 SGK Toán 9 Cùng khám phá Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\). Giả sử phương trình có nghiệm x1, x2, so sánh S = x1 + x2 và \( - \frac{b}{a}\), \(P = {x_1}{x_2}\) và \(\frac{c}{a}\). Phương pháp giải: Dựa vào: Cho phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) và biệt thức \(\Delta = {b^2} - 4ac\). Nếu \(\Delta \) > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = \frac{{ - b + \sqrt \Delta }}{{2a}},{x_2} = \frac{{ - b - \sqrt \Delta }}{{2a}}\) Lời giải chi tiết: Ta có S = x1 + x2 = \(\frac{{ - b + \sqrt \Delta }}{{2a}} + \frac{{ - b - \sqrt \Delta }}{{2a}} = - \frac{b}{a}\) \(P = {x_1}{x_2} = \frac{{ - b + \sqrt \Delta }}{{2a}}.\frac{{ - b - \sqrt \Delta }}{{2a}} = \frac{c}{a}\) . LT1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 16 SGK Toán 9 Cùng khám phá Không giải phương trình, chứng minh phương trình \({x^2} + 3x - 6 = 0\) có hai nghiệm phân biệt x1 , x2 và tính M = x1 + x2 - x1x2 . Phương pháp giải: Dựa vào: Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) thì: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{S = {x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a}}\\{P = {x_1}{x_2} = \frac{c}{a}}\end{array}} \right.\) Lời giải chi tiết: Phương trình \({x^2} + 3x - 6 = 0\) có a = 1; b = 3, c = -6. \(\Delta = {3^2} - 4.1.( - 6) = 33 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\). Theo định lí Viète, ta có \(S = {x_1} + {x_2} = - 3,P = {x_1}{x_2} = 3\). Suy ra M = x1 + x2 - x1x2 = - 3 – 3 = - 6. LT2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 17 SGK Toán 9 Cùng khám phá Cho phương trình \({x^2} - 2\sqrt 5 x + 3 = 0\) a) Không giải phương trình, chứng minh phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt x1 , x2 . b) Tính \(\frac{1}{{{x_1}}} + \frac{1}{{{x_2}}};{x_1}^2 + {x_2}^2.\) Phương pháp giải: Dựa vào: Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) thì: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{S = {x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a}}\\{P = {x_1}{x_2} = \frac{c}{a}}\end{array}} \right.\) Lời giải chi tiết: a) Phương trình \({x^2} - 2\sqrt 5 x + 3 = 0\) có a = 1; b = \( - 2\sqrt 5 \), c = 3. \(\Delta = {( - 2\sqrt 5 )^2} - 4.1.3 = 8 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\). b) Theo định lí Viète, ta có \(S = {x_1} + {x_2} = 2\sqrt 5 ,P = {x_1}{x_2} = 3\). Suy ra \(\frac{1}{{{x_1}}} + \frac{1}{{{x_2}}} = \frac{{{x_1} + {x_2}}}{{{x_1}{x_2}}} = \frac{{2\sqrt 5 }}{3}\). Ta có \({\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} = {x_1}^2 + 2{x_1}{x_2} + {x_2}^2\) Suy ra \({x_1}^2 + {x_2}^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {(2\sqrt 5 )^2} - 2.3 = 14.\) HĐ2 Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 17 SGK Toán 9 Cùng khám phá Cho phương trình \(3{x^2} - 7x + 4 = 0\) a) Xác định hệ số a, b, c rồi tính a + b + c. b) Chứng minh \({x_1} = 1\) là một nghiệm của phương trình. c) Áp dụng định lí Viète để tìm nghiệm x2. 2. Cho phương trình \(2{x^2} + 5x + 3 = 0\) a) Xác định hệ số a, b, c rồi tính a - b + c. b) Chứng minh \({x_1} = - 1\) là một nghiệm của phương trình. c) Tìm nghiệm x2. Phương pháp giải: Xác định a, b, c sau đó thay x = 1 vào phương trình kiểm tra xem thỏa mãn không. Dựa vào: Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) thì: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{S = {x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a}}\\{P = {x_1}{x_2} = \frac{c}{a}}\end{array}} \right.\) Lời giải chi tiết: 1a) Phương trình có a = 3, b = - 7, c = 4 Suy ra a + b + c = 3 – 7 + 4 = 0. 1b) Thay x = 1 vào phương trình \(3{x^2} - 7x + 4 = 0\) ta được: 3. 12 – 7.1 + 4 = 0 (TM) Vậy \({x_1} = 1\) là một nghiệm của phương trình. 1c) Theo định lí Viète ta có \(S = {x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a} = \frac{7}{3}\). Mà \({x_1} = 1\) suy ra \({x_2} = \frac{7}{3} - 1 = \frac{4}{3}\). 2a) Phương trình có a = 2, b = 5, c = 3 Suy ra a - b + c = 2 – 5 + 3 = 0. 2b) Thay x = -1 vào phương trình \(2{x^2} + 5x + 3 = 0\) ta được: 2. (-1)2 + 5.(-1) + 3 = 0 (TM) Vậy \({x_1} = - 1\) là một nghiệm của phương trình. 2c) Theo định lí Viète ta có \(S = {x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a} = - \frac{5}{2}\). Mà \({x_1} = - 1\) suy ra \({x_2} = - \frac{5}{2} - 1 = - \frac{7}{2}\). LT3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 17 SGK Toán 9 Cùng khám phá Tính nhẩm nghiệm của các phương trình sau: a) \( - 5{x^2} + 2x + 3 = 0\) b) \(4{x^2} + 27x + 23 = 0\) c) \(6,8{t^2} - 4,7x - 2,1 = 0\) Phương pháp giải: Dựa vào: Cho phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\). - Nếu a + b + c = 0 thì phương trình có nghiệm \({x_1} = 1\) và \({x_2} = \frac{c}{a}\). - Nếu a – b + c = 0 thì phương trình có nghiệm \({x_1} = - 1\) và \({x_2} = - \frac{c}{a}\). Lời giải chi tiết: a) \( - 5{x^2} + 2x + 3 = 0\) Phương trình có a = - 5, b = 2, c = 3. Vì a + b + c = - 5 + 2 + 3 = 0 nên phương trình có nghiệm \({x_1} = 1\) và \({x_2} = - \frac{3}{5}\). b) \(4{x^2} + 27x + 23 = 0\) Phương trình có a = 4, b = 27, c = 23. Vì a - b + c = 4 - 27 + 23 = 0 nên phương trình có nghiệm \({x_1} = - 1\) và \({x_2} = - \frac{{23}}{4}\). c) \(6,8{t^2} - 4,7x - 2,1 = 0\) Phương trình có a = - 5, b = 2, c = 3. Vì a + b + c = 6,8 – 4,7 – 2,1 = 0 nên phương trình có nghiệm \({x_1} = 1\) và \({x_2} = \frac{{2,1}}{{6,8}} = \frac{{21}}{{68}}\).
|