Bài 2. Cung, cầu trong nền kinh tế thị trường - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diềuEm hãy nêu ví dụ về sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng một số loại hàng hóa, dịch vụ vào những dịp lễ, Tết ở Việt Nam. Theo em, các chủ thể sản xuất kinh doanh sẽ làm gì để đáp ứng sự thay đổi đó? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi trang 12 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy nêu ví dụ về sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng một số loại hàng hóa, dịch vụ vào những dịp lễ, Tết ở Việt Nam. Theo em, các chủ thể sản xuất kinh doanh sẽ làm gì để đáp ứng sự thay đổi đó? Phương pháp giải: - Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân để lấy được ví dụ về sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng một số loại hàng hóa, dịch vụ vào những dịp lễ, Tết ở Việt Nam. - Chỉ ra được cách làm của các chủ thể sản xuất kinh doanh để đáp ứng sự thay đổi đó. Lời giải chi tiết: - Vào các dịp lễ, tết ở Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng, tăng nhu cầu sử dụng đối với các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, xăng dầu và các mặt hàng thời trang,… Ví dụ: Rượu, bia, bánh, mứt kẹo: Nguồn cung dồi dào, các loại bánh, mứt, kẹo có nhiều mẫu mã phong phú đa dạng, chủng loại phù hợp với thị hiếu, thu nhập của từng tầng lớp người tiêu dùng khác nhau. Giá các sản phẩm này sẽ tăng nhẹ (3 - 5%) vào thời điểm trước Tết khoảng 2 tuần, sau đó ổn định đến sát Tết. - Để đáp ứng sự thay đổi đó, các chủ thể sản xuất, kinh doanh sẽ: + Mở rộng quy mô sản xuất để cung ứng tới thị trường số lượng hàng hóa nhiều hơn. + Đa dạng hóa các sản phẩm với: mẫu mã, chủng loại, giá cả khác nhau,… + Đa dạng các hình thức thanh toán và phương thức giao hàng: chuyển khoản trước, ship cod, giao hàng hỏa tốc… ? mục 1 a Trả lời câu hỏi mục 1a trang 12 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi a. Em hãy cho biết giá cả ảnh hưởng như thế nào đến lượng hàng hóa được mua. b. Nếu người tiêu dùng có nhu cầu về mặt hàng X nhưng không có khả năng chi trả thì có tạo thành cầu về mặt hàng này được không? c. Nếu người tiêu dùng có khả năng chi trả nhưng không có nhu cầu sử dụng hàng hóa X thì có được gọi là cầu về mặt hàng này không? Phương pháp giải: a. Đọc thông tin và quan sát đồ thị để chỉ ra được ảnh hưởng của giá cả đến lượng hàng hóa được mua. b. Đọc trường hợp và phân tích được trường hợp. c. Đọc trường hợp và phân tích được trường hợp. Lời giải chi tiết: a. Ảnh hưởng của giá cả đến lượng hàng hóa là: - Khi mức giá của mặt hàng X ở mức cao nhất là 50 triệu đồng/tấn thì lượng hàng hóa được mua ở mức thấp nhất, chỉ đạt 18 nghìn tấn/tháng. - Khi mức giá cả của mặt hàng X ở mức thấp nhất là 10 triệu đồng/tấn thì lượng hàng hóa được mua nhiều nhất, đạt 40 nghìn tấn/tháng. b. Nếu người tiêu dùng có nhu cầu về mặt hàng X nhưng không có khả năng chi trả thì không tạo thành cầu về mặt hàng này vì cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. c. Nếu người tiêu dùng có khả năng chi trả nhưng không có nhu cầu sử dụng hàng hóa X thì không tạo thành cầu về mặt hàng này vì cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. ? mục 1 b Trả lời câu hỏi mục 1b trang 13 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi a. Em hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp nêu trên. b. Ngoài các nhân tố trên , theo em còn có những nhân tố nào khác ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường? Phương pháp giải: a. Đọc trường hợp và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp nêu trên. b. Chỉ ra các nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Lời giải chi tiết: a. - Trường hợp 1: Nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ là: thu nhập của người tiêu dùng. + Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên → Cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thông thường của họ cũng tăng lên. + Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm xuống, người tiêu dùng phải cân nhắc hơn trước khi mua các hàng hóa, dịch vụ → Cầu tiêu giảm xuống. - Trường hợp 2: + Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ là: giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó; thu nhập của người tiêu dùng và giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ thay thế. + Phân tích cụ thể: giá xăng tăng; thu nhập của người tiêu dùng không đổi; giá cả khi sử dụng phương tiện công cộng rẻ hơn → người tiêu dùng có xu hướng: hạn chế sử dụng phương tiện ô tô, xe máy cá nhân hoặc taxi; chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt. - Trường hợp 3: Nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ là: tâm lí, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể: khi xu hướng “tiêu dùng Xanh” trở nên phổ biến, người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường. b. Những nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán: – Tâm lí, thị hiếu ảnh hưởng đến cầu: là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với từng loại hàng hóa hay dịch vụ. + Khi bạn thích một loại hàng hóa nào đó thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn, chẳng hạn như bạn thích uống sữa tươi thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn. Ngược lại đối với hàng hóa mà bạn chưa quen dùng thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp. + Tâm lý người mua hàng, ví dụ, nếu một mặt hàng thời trang nổi tiếng có và được người tiêu dùng ưa thích, nhu cầu mua hàng chắc chắn sẽ tăng lên. – Phong tục, tập quán ảnh hưởng đến cầu: Phong tục, tập quán cũng ảnh hưởng đến cầu. Vì đây là những điều được lưu truyền và tự giác tuân theo ở từng nhóm người khác nhau. Ví dụ: Ở Việt Nam có truyền thống Tết gói bánh chưng, với nguyên liệu là thịt lợn, gạo, đỗ, lá dong. Thì cứ đến dịp gần Tết cầu của những loại hàng này sẽ tăng lên. ? mục 2 a Trả lời câu hỏi mục 2 trang 14 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi a. Em hãy cho biết giá cả ảnh hưởng như thế nào đến lượng hàng hóa bán ra. b. Em có nhận xét gì về lượng hàng hóa X bán ra tại mức giá 10 triệu đồng/ tấn? Tại mức giá đó có cung không? Vì sao? c. Nếu người kinh doanh có hàng hóa X nhưng chưa muốn bán ra thị trường thì có tạo thành cung về mặt hàng này không? Phương pháp giải: a. Đọc thông tin và quan sát đồ thị để chỉ ra được ảnh hưởng của giá cả đến lượng hàng hóa bán ra. b. Nhận xét về lượng hàng hóa X bán ra tại mức giá 10 triệu đồng/ tấn. Phân tích được mức giá đó có cung không. Giải thích được vì sao. c. Đọc trường hợp và phân tích được trường hợp. Lời giải chi tiết: a. Ảnh hưởng của giá cả đến lượng hàng hóa bán ra là: - Khi mức giá của mặt hàng X đạt mức nhất là 50 triệu đồng/tấn thì số lượng hàng hóa bán ra cao nhất, đạt 36 nghìn tấn/ tháng.
- Khi giá cả của mặt hàng X ở mức thấp là 14 triệu đồng/tấn thì số lượng hàng hóa bán ra thấp 14 nghìn tấn/tháng. - Khi giá cả của mặt hàng X ở mức thấp nhất 10 triệu đồng/ tấn, không có mặt hàng X nào được bán ra thị trường. b. - Tại mức giá 10 triệu đồng/ tấn, không có mặt hàng X nào được bán ra thị trường. - Tại mức giá 10 triệu đồng/ tấn, thì không có lượng cung mặt hàng X, vì: mức giá thấp, chủ thể sản xuất kinh doanh không thu được lợi ích kinh tế, nên họ không muốn bán sản phẩm ra thị trường. c. Nếu người kinh doanh có hàng hóa X nhưng chưa muốn bán ra thị trường thì không tạo thành cung về mặt hàng này vì cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. ? mục 2 b Trả lời câu hỏi mục 2 trang 15 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc trường hợp, thông tin và trả lời câu hỏi a. Em hãy xác định nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ trong mỗi trường hợp và thông tin trên. b. Theo em, còn những nhân tố nào khác có thể ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường? Phương pháp giải: a. Đọc trường hợp, thông tin và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ trong mỗi trường hợp và thông tin trên. b. Chỉ ra được những nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Lời giải chi tiết: a. - Trường hợp 1: Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ là: giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào. - Trường hợp 2: Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ là: giá bán của sản phẩm trên thị trường có xu thế tăng; trình độ công nghệ sản xuất và số lượng người bán hàng hóa trên thị trường. - Thông tin: Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ là: chính sách hỗ trợ của nhà nước. b. Những nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là: - Các kỳ vọng của người bán: Kỳ vọng là những dự đoán, dự báo của người sản xuất về những diễn biến thị trường trong tương lai ảnh hưởng đến cung hiện tại. Nếu dự kiến giá bán sản phẩm trong thời gian tới sẽ tăng lên thì doanh nghiệp sẽ tích trữ một phần vào kho (không đem bán) thì lượng cung sản phẩm trên thị trường cũng giảm đi hoặc ngược lại. - Điều kiện vận chuyển: Chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào việc quản lý nguồn cung và logistics hiệu quả để vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm từ nơi này đến nơi khác. Giao thông vận tải luôn gắn liền với việc cung cấp sản phẩm, vì các sản phẩm sẽ không thể có sẵn đúng thời hạn khi điều kiện vận chuyển nghèo nàn. Điều này sẽ không chỉ làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn gây hại cho khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ trên thị trường. ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 16 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc trường hợp, quan sát đồ thị và trả lời câu hỏi a. Em có nhận xét gì về lượng cung, lượng cầu mặt hàng X tại các mức giá trong bảng số liệu. b. Thị trường đạt trạng thái như thế nào tại mức giá 30 triệu đồng/ tấn? Tại mức giá đó, mối tương quan giữa lượng cung và lượng cầu như thế nào? c. Theo em, khi thị trường có trạng thái cung lớn hơn cầu, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng sẽ đưa ra lựa chọn như thế nào? d. Em có nhận xét gì về vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế? Phương pháp giải: a. Đọc trường hợp, quan sát đồ thị để nhận xét về lượng cung, lượng cầu mặt hàng X tại các mức giá trong bảng số liệu. b. Nhận xét và trả lời câu hỏi về trạng thái của thị trường tại mức 30 triệu đồng/tấn. c. Phân tích và chỉ ra được lựa chọn của người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng khi thị trường có trạng thái cung lớn hơn cầu. d. Nhận xét về vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế. Lời giải chi tiết: a. Nhận xét về lượng cung, lượng cầu mặt hàng X tại các mức giá trong bảng số liệu: - Khi giá cả của mặt hàng X đạt mức cao nhất là 50 triệu đồng/tấn thì lượng cầu hàng hóa ở mức thấp nhất (chỉ đạt 18 nghìn tấn/tháng) và lượng cung hàng hóa ở mức cao nhất (đạt 36 nghìn tấn/tháng). - Khi giá cả của mặt hàng X ở mức thấp nhất là 10 triệu đồng/ tấn thì lượng cầu hàng hóa ở mức cao nhất nhất (đạt 40 nghìn tấn/tháng) và không có lượng cung hàng hóa. b. Tại mức giá 30 triệu đồng/ tấn, thì lượng cung và cầu mặt hàng X ngang bằng nhau. Điều này khiến cho thị trường đạt trạng thái cân bằng. c. Khi thị trường có trạng thái cung lớn hơn cầu, khiến cho giá cả sản phẩm hạ xuống. Lúc này, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những quyết định đó là: Người sản xuất sẽ thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, khiến cho lượng cung hàng hóa dần sụt giảm còn người tiêu dùng sẽ tăng mua sản phẩm, khiến cho lượng cầu về hàng hóa tăng lên. d. Vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế: Cung - cầu có tác dụng dụng điều tiết quan hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa. Căn cứ vào quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 18 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây về cầu hàng hóa, dịch vụ? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc các nhận định và dựa vào nội dung bài học để bày tỏ quan điểm của bản thân. - Lí giải vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình. Lời giải chi tiết: - Đồng tình với nhận định B. - Không đồng tình với nhận định A, C, D. - Giải thích: Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 18 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy xác định nhân tố ảnh hưởng tới cầu về hàng hóa, dịch vụ trong những trường hợp dưới đây: Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về hàng hóa, dịch vụ trong những trường hợp đó. Lời giải chi tiết: - Trường hợp A. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu là: tâm lí, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng. - Trường hợp B. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến cầu là: tâm lí của người tiêu dùng và giá cả hàng hóa. - Trường hợp C. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu là: thu nhập của người tiêu dùng. - Trường hợp D. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu là: dự đoán của người tiêu dùng về thị trường. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 10 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy xác định hoạt động kinh tế nào dưới đây tạo thành cung hàng hóa trên thị trường. Vì sao? A. Hằng tháng, xí nghiệp dệt ở thành phố N sản xuất được 2 triệu mét vải để đưa ra thị trường. B. Quần áo của hãng thời trang X được bày bán ở các cửa hàng thời trang. C. Các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ chuẩn bị thu hoạch quả thanh long để xuất khẩu sang châu Âu. D. Vườn nhà bạn H trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Mùa nào thức ấy, nhà H có nhiều loại trái cây để ăn và biếu họ hàng, bạn bè. Lời giải chi tiết: - Các hoạt động kinh tế trong trường hợp A, B, C sẽ tạo thành cung hàng hóa trên thị trường. Vì: các chủ thể sản xuất kinh doanh có khả năng bán và sẵn sàng bán sản phẩm ra thị trường ở các mức giá khác nhau. - Hoạt động sản xuất ở trường hợp D không tạo thành nguồn cung hàng hóa, vì: mục đích trồng các loại cây ăn quả của gia đình bạn H là để đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình và biếu tặng họ hàng, bạn bè.
|