Bài 14. Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diềuEm hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 97 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức thực tế để chia sẻ những hiểu biết của mình về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Lời giải chi tiết: Theo Điều 27 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 quy định như sau: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”. Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân. Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước. Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc bầu cử phổ thông. - Nguyên tắc bình đẳng. - Nguyên tắc bầu cử trực tiếp. - Nguyên tắc bỏ phiếu kín. Nguyên tắc bầu cử phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân theo quy định của pháp luật (trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự). Nguyên tắc này thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình. ? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 98 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi a. Em hãy xác định nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong hai thông tin trên. b. Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp trên. Phương pháp giải: a. Đọc thông tin và xác định nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong thông tin đó. b. Đọc các trường hợp hợp và căn cứ vào thông tin để nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp đó. Lời giải chi tiết: a. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử: - Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. - Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú. - Công dân thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. - Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng tự ứng cử hoặc giới thiệu người khác ứng cử, trừ các trường hợp do pháp luật quy định. - Công dân phải tự mình đi bỏ phiếu bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. b. Nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp: - Trường hợp 1: Ông K đã thực hiện đúng vai trò là thành viên của Tổ bầu cử khi phát đúng thẻ cử tri cho công dân theo quy định của pháp luật và đã giải đáp được thắc mắc cho công dân. trị của mình theo quy định của pháp luật. - Trường hợp 2: Anh T đã thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử với vai trò là cử tri của mình theo quy định của pháp luật. ? mục 2 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 100 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi a. Em hãy xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp trên. b. Theo em, hậu quả của những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp đó là gì? Phương pháp giải: a. Đọc thông tin, trường hợp hợp và xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp đó. b. Nêu được hậu quả của những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp đó. Lời giải chi tiết: a. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cứ trong các trường hợp: - Trường hợp 1: Hành vi đề nghị chị H bầu cho anh T là cháu trai của ông là cần trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của của công dân về bầu cử. - Trường hợp 2: Hành vi tung tin nói xấu anh C với mọi người xung quanh của bà G sẽ cần trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ ứng cử của công dân. - Trường hợp 3. Hành vi nhờ vợ bầu cử hộ của anh T là vi phạm quy định của pháp luật về nguyên tắc bầu cử của cử tri. b. Hậu quả: Hành vi của ông B, anh C và anh T có thể bị kỉ luật, phạt cảnh cáo, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm được quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017). Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 101 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Theo em, nội dung nào sau đây là quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc và chỉ ra các nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Giải thích vì sao. Lời giải chi tiết: Nội dung là quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử là: D. Công dân đang thi hành hình phạt tù theo bản án của Toà án không có quyền bầu cử. E. Công dân là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Vì: - Theo quy định tại điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì người đang chấp hành hình phạt tù sẽ không được ghi tên vào danh sách cử tri. Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng thời điểm bỏ phiếu chấp hành hình phạt tù sẽ bị UBND cấp xã xóa tên khỏi danh sách cử tri. - Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải có đầy đủ các tiêu chuẩn như sau: + Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp. + Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. + Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. + Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín. + Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 101 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể nào sau đây là thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Vì sao? Phương pháp giải: Đọc và chỉ ra các hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Giải thích vì sao. Lời giải chi tiết: - Hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử là: A. Anh T trực tiếp bỏ lá phiếu bầu cử của mình vào hòm phiếu. D. Ban G viết hộ phiếu bầu cho anh E tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu vì anh E bị khuyết tật. - Vì theo quy định tại điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì: + Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri. + Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 102 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều a. Theo em, hành vi của anh A và D có thể dẫn đến những hậu quả gì về thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử? b. Nếu là D trong trường hợp trên, em có đồng ý với đề nghị của anh A không? Vì sao? Phương pháp giải: a. Đọc các trường hợp và chỉ ra hậu quả hành vi của anh A và D khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử trong trường hợp đó. b. Vào vai D và bày tỏ quan điểm của bản thân về đề nghị của anh A. Giải thích vì sao đồng ý hoặc không đồng ý. Lời giải chi tiết: a. Hành vi của anh A và D là không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Do đó, D không thể hiện được ý chí của mình khi bỏ phiếu, không thực hiện đúng trách nhiệm của công dân. b. Nếu là D trong trường hợp trên, em sẽ không đồng ý với đề nghị của anh A vì khi thực hiện quyền bầu cử phải đảm bảo các nguyên tắc bầu cử Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 102 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều a. Em hãy nhận xét hành vi của bố và mẹ N. b. Nếu là N, em sẽ cùng bố giải thích như thế nào để mẹ hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia bầu cử? Phương pháp giải: a. Đọc tình huống và nhận xét hành vi của bố và mẹ N trong tình huống đó. b. Vào vai N để đưa ra cách xử lí tình huống để mẹ hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia bầu cử. Lời giải chi tiết: a. Hành vi của bố N là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Nhưng việc mẹ N không quan tâm quy định của pháp luật, chỉ bầu cho người có trình độ cao là thiếu tôn trọng quy định của pháp luật về bầu cử và ứng cử. b. Nếu là N, em sẽ cùng bố giải thích cho mẹ hiểu quyền bầu cử của công dân là gì và những nghĩa vụ cơ bản của công dân khi tham gia bầu cử để mẹ hiểu và thực hiện đúng. Luyện tập 5 Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 102 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều a. Em có đồng ý với hành vi của anh T không? Vì sao? b. Nếu là chị M, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình? Phương pháp giải: a. Đọc tình huống và bày tỏ quan điểm của mình về hành vi của anh T. Giải thích vì sao đồng ý hoặc không đồng ý. b. Vào vai chị M và đưa ra cách xử lí tình huống để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình. Lời giải chi tiết: a. Em không đồng ý với hành vi của anh T khi anh đã cố ý nhìn trộm nội dung phiếu bầu của chị M và kể lại với người xung quanh. Hành vi đó của anh đã vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín. b. Nếu là chị M, em sẽ báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền để xử lí hành vi của anh T. Luyện tập 6 Trả lời câu hỏi Luyện tập 6 trang 102 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ ứng cử của anh H. Phương pháp giải: Đọc tình huống và nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ ứng cử của anh H. Lời giải chi tiết: Anh H đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ ứng cử của công dân. Cụ thể, anh H đã tích cực nghiên cứu các quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy trình tự ứng cử. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 102 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy cùng bạn sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử để xây dựng thành một tập san trưng bày tại lớp. Phương pháp giải: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử để xây dựng thành một tập san trưng bày tại lớp. Lời giải chi tiết: Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 102 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy viết một bài luận nói về trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử, ứng cử. Bầu cử không chỉ là “quyền” mà con là “trách nhiệm” của công dân!
Nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng được đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 17.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Đây cũng chính là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Người căn dặn: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử...”. Nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, được ủy quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân. Họ là người lắng nghe, thấu hiểu được lòng dân, giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của dân. Do đó, quyền bầu cử chính là quyền cao cả của mỗi công dân, đó còn là nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp”. Như vậy, có thể xác định quyền bầu cử của công dân chính là việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, quyền này thể hiện ở việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Nhà nước là do nhân dân bầu ra, không có lá phiếu của công dân thì không thể thành lập được các cơ quan nhà nước để thực hiện việc quản lý xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà người dân hằng mong muốn. Bởi vậy, bầu cử còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, thể hiện ở việc giới thiệu, chọn lựa người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia bỏ phiếu theo đúng quy định. Hiểu được quyền và nghĩa vụ công dân khi bầu cử luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời, để mỗi công dân nhận thức rõ được trách nhiệm của mình khi tham gia bầu cử, đánh tan mọi âm mưu chống phá của kẻ thù trước thềm ngày bầu cử, phản bác luận điệu xuyên tạc của kẻ thù như: “Bầu cử chỉ là màn kịch dân chủ do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Không thể có bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử”, “Bầu cử chỉ là hình thức vì Đảng đã sắp xếp trước rồi”… nhằm kích động nhân dân không tham gia đi bầu. Để các cuộc bầu cử Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức và diễn ra thành công tốt đẹp thì đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của công dân. Vậy, mỗi người trong chúng ta cần làm gì trước luận điệu của kẻ thù? Mỗi người dân cần nhận thức đúng đắn ý tầm quan trọng, mục đích của Cuộc bầu cử, hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của cử tri, tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri. Bên cạnh đó, mỗi công dân cần tự mình tham gia bầu cử, trực tiếp, khi bầu cần cân nhắc, lựa chọn những ứng cử viên có đức, có tài, có năng lực phản ánh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân với cơ quan dân cử. Đồng thời, cần hết sức tỉnh táo khi tham gia vào trang thông tin mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin xấu độc, cảnh giác trước các âm mưu và thủ đoạn của kẻ xấu, không ủng hộ, không chia sẻ các thông tin xấu độc, có mục đích phá hoại bầu cử, chống phá Đảng và chế độ, cùng với việc mạnh dạn bày tỏ quan điểm và nêu ý kiến phản bác lại những quan điểm, luận điệu sai trái của bọn phản động và những phần tử xấu trên không gian mạng cũng như ngoài xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động tham gia vào những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước cũng như gây cản trở Cuộc bầu cử. Vào các dịp ngày hội bầu cử toàn dân đến gần, trên khắp các con đường đều đã tràn ngập băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền ngày bầu cử, không khí hồ hởi, phấn khởi, thi đua lập thành tích của nhân dân trước thềm ngày bầu cử rộn ràng hơn bao giờ hết. Vì vậy, mỗi người dân cần nêu cao và thực hiện trách nhiệm công dân, tích cực tham gia bỏ phiếu, xứng đáng là những công dân có trách nhiệm đối với đất nước.
|