Bài 7. Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diềuEm hãy chia sẻ với bạn một ý tưởng kinh doanh mà em thấy hấp dẫn. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi trang 45 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy chia sẻ với bạn một ý tưởng kinh doanh mà em thấy hấp dẫn. Phương pháp giải: - Tìm hiểu một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn. - Chia sẻ với các bạn trong lớp. Lời giải chi tiết: Đây là một ý tưởng kinh doanh ít người nghĩ tới vì hầu hết thời buổi này ai cũng dùng đèn điện. Tuy nhiên, với nến handmade bạn có thể sáng tạo ra rất nhiều mùi hương như: cam, chanh, bưởi, tinh dầu, hương quế, hoa nhài,… Khi thắp lên sẽ khiến cho phòng ngập tràn hương thơm và tinh thần thư giãn hơn. Sản phẩm này rất thích hợp với các homestay nghỉ dưỡng. Bạn có thể làm số lượng lớn rồi đổ buôn cho các đơn vị này bên cạnh tiệm bán lẻ. Nến thơm này cũng có thể dùng để trang trí quán cafe. Một số quán cafe hiện nay đã áp dụng hình thức tắt bớt điện trong quán và thay thế mỗi bàn một nến thơm. Ý tưởng này cũng khá sáng tạo, vừa có không gian riêng tư, vừa tiết kiệm năng lượng mà còn giúp quán đẹp và lung linh hơn. ? mục 1 a Trả lời câu hỏi mục 1 phần a trang 46 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc trường hợp, quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi a. Theo em, vì sao các hãng sản xuất điện thoại luôn cần phải có ý tưởng kinh doanh? b. Em hãy khai thác nội dung trong hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh. Phương pháp giải: a. Đọc trường hợp và nêu lí do các hãng sản xuất điện thoại luôn cần phải có ý tưởng kinh doanh. b. Quan sát hình ảnh và khai thác nội dung trong hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh. Lời giải chi tiết: a. Các hãng sản xuất điện thoại luôn cần phải có ý tưởng kinh doanh để duy trì được lợi thế cạnh tranh, tăng doanh số, thu được lợi nhuận cao, giữ vững thị phần và mở rộng sự phát triển trong tương lai. b. Những dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt là: - Tính vượt trội, thể hiện ở việc: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có điểm gì nổi trội so với các sản phẩm/ dịch vụ khác trên thị trường? - Tính mới mẻ và độc đáo, thể hiện ở việc: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có điểm gì mới mẻ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm/ dịch vụ khác trên thị trường? - Tính hữu dụng, thể hiện ở việc: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có sức sống lâu dài, tính hữu dụng cao và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng hay không? - Tính khả thi, thể hiện ở việc: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể thực hiện chứ không phải là nghĩ hay vẽ ra những ý tưởng kinh doanh bất khả thi. - Lợi thế cạnh tranh, thể hiện ở việc: cách thức kinh doanh của bạn phải tiến bộ, có khả năng cạnh tranh hơn so với cách thức kinh doanh đang có. ? mục 1 b Trả lời câu hỏi mục 1 phần b trang 48 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi a. Em hãy cho biết ý tưởng kinh doanh của các chủ thể được nhắc đến ở mỗi thông tin trên đến từ những nguồn nào. Theo em, nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có vai trò như thế nào đối với quá trình kinh doanh của các chủ thể đó? b. Ngoài những nguồn trên, theo em còn có những nguồn nào giúp tạo ý tưởng kinh doanh? Phương pháp giải: a. - Đọc các thông tin và cho biết nguồn tạo ý tưởng kinh doanh của các chủ thể được nhắc đến ở mỗi thông tin đó. - Chỉ ra được vai trò của nguồn tạo ý tưởng kinh doanh đối với quá trình kinh doanh của các chủ thể. b. Nêu được những nguồn khác giúp tạo ý tưởng kinh doanh. Lời giải chi tiết: a.* Phân tích thông tin 1: - Nguồn hình thành ý tưởng kinh doanh: + Lợi thế nội tại, bao gồm kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết của Gauri Nanda (vì cô là sinh viên của học viên công nghệ Massachusetts) và khả năng sáng tạo dồi dào của Gauri Nanda (xuất phát từ tình huống thực tế của bản thân, cô đã ngay lập tức nảy ra ý tưởng về một chiếc đồng hồ báo thức “biết chạy”). + Cơ hội bên ngoài, bao gồm nhu cầu rất lớn về sản phẩm (do rất nhiều người vào mỗi buổi sáng, khi đồng hồ báo thức kêu, họ lại tắt chuông ngủ thêm vài lần) và trên thị trường chưa có sản phẩm nào tương tự. - Vai trò của nguồn tạo ý tưởng kinh doanh: với ý tưởng kinh doanh độc đáo, sản phẩm của Gauri Nanda đã nhanh chóng được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và Gauri Nanda đã được trao giải Ig Nobel kinh tế vào năm 2005. * Phân tích thông tin 2: - Nguồn hình thành ý tưởng kinh doanh: + Lợi thế nội tại bao gồm sự đam mê, hiểu biết và khả năng sáng tạo dồi dào của các em học sinh và bản thân sản phẩm ống hút từ hạt bơ có nhiều tính năng nổi trội, như: có thể ăn được; thân thiện với môi trường; giá thành rẻ… + Cơ hội bên ngoài bao gồm nhu cầu sử dụng ống hút trên thị trường rất lớn; xu hướng “tiêu dùng xanh” và ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam được nâng cao; nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ (vì thành phần chính để làm ra sản phẩm là: hạt bơ - đây là phế phẩm nông nghiệp; ngoài ra, còn có các nguyên liệu khác, như: rau ngót, lá cẩm, lá nghệ,…) và các sản phẩm ống hút tương tự trên thị trường có giá thành cao hơn. - Vai trò của nguồn tạo ý tưởng kinh doanh: ý tưởng độc đáo này đã giúp các bạn học sinh đạt giải nhất trong cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV-Startup-2020) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. b. Ngoài các nguồn trên, những nguồn hình thành ý tưởng kinh doanh bao gồm: lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. Trong đó: - Lợi thế nội tại, bao gồm: sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...). - Cơ hội bên ngoài, bao gồm: nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước…. ? mục 2 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 48 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi a. Em hãy khai thác nội dung của hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh và cho biết thế nào là cơ hội kinh doanh. b. Theo em, các chủ thể sản xuất kinh doanh trong trường hợp trên đã nhận diện cơ hội kinh doanh như thế nào? Phương pháp giải: a. Quan sát hình ảnh và khai thác nội dung của hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh. Nêu khái niệm cơ hội kinh doanh. b. Đọc trường hợp và phân tích cách các chủ thể sản xuất kinh doanh nhận diện cơ hội kinh doanh. Lời giải chi tiết: a. - Dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt: + Tính hấp dẫn: cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp. + Tính thời điểm: cơ hội kinh doanh hợp thời, không sớm hoặc muộn so với thị trường. + Tính ổn định: cơ hội kinh doanh có tính lâu dài và bền vững. + Hướng đến nhu cầu của thị trường: cơ hội kinh doanh tạo ra được giá trị cho khách hàng và người tiêu dùng. - Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận). b. Trong trường hợp trên, doanh nghiệp X đã tận dụng thời điểm và xu hướng thời trang những năm gần đây để đưa ra quyết định sản xuất những mẫu áo thun có kiểu dáng đơn giản, mẫu mã đa dạng và giá thành phù hợp với khách hàng tiềm năng như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và những người trẻ tuổi. ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 51 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy quan sát sơ đồ, đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi a. Em hãy quan sát sơ đồ trên để làm rõ mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh. b. Em hãy mô tả việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò như thế nào? c. Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, xác định và đánh giá cơ hội kinh doanh đã mang lại lợi ích gì cho anh Hưng trong trường hợp trên? Phương pháp giải: a. Quan sát sơ đồ và chỉ rõ mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh. b. Đọc thông tin và mô tả việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh được thể hiện trong thông tin đó. Nêu được vai trò của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh. c. Đọc trường hợp và nêu được lợi ích của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, xác định và đánh giá cơ hội kinh doanh trong trường hợp đó. Lời giải chi tiết: a. Mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Trong đó: - Ý tưởng kinh doanh là cơ sở, tiền đề để chủ thể kinh tế nắm bắt, xác định được cơ hội kinh doanh. - Ngược lại, cơ hội kinh doanh cung cấp cho các chủ thể kinh tế những hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi để triển khai ý tưởng kinh doanh. b. - Trong đoạn thông tin trên, các chủ thể kinh tế đã dựa vào mô hình phân tích SWOT để đánh giá cơ hội kinh doanh: + Mô hình SWOT được sử dụng để giúp các cá nhân hay tổ chức xác định ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và thách thức trong kinh doanh. + Mô hình này được trình bày dưới dạng bảng ma trận gồm 2 cột, 2 hàng và chia thành 4 phần - tương ứng với 4 thành tố là: S - Strengths (Điểm mạnh); W - Weaknesses (Điểm yếu); O − Opportunities (Cơ hội); T - Threats (Thách thức). - Xây dựng ý tưởng và xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Người kinh doanh biết xây dựng ý tưởng và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh thì có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại giá trị cho người mua và đạt được mục tiêu lợi nhuận. + Nếu xây dựng ý tưởng không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được không cao, thậm chí có thể khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh thất bại. c. Nhờ việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, xác định và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh, nắm rõ lượng khách hàng tiềm năng nên việc kinh doanh của anh Hưng đã đạt được những thành công ban đầu. ? mục 4 Trả lời câu hỏi mục 4 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi a. Em hãy cho biết các các chủ thể trong mỗi trường hợp trên có những năng lực kinh doanh nào? b. Theo em, ngoài các năng lực trên, người kinh doanh cần có những năng lực nào nữa? Hãy nêu hiểu biết của em về những năng lực đó. Phương pháp giải: a. Đọc các trường hợp và chỉ ra được những năng lực kinh doanh của các chủ thể trong mỗi trường hợp đó. b. Chỉ ra những năng lực khác mà người kinh doanh cần có. Nêu hiểu biết của em về những năng lực đó. Lời giải chi tiết: a. Những năng lực kinh doanh của các chủ thể trong mỗi trường hợp là: - Trường hợp 1. Chị Hạnh: + Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: được tích lũy và rèn luyện qua quá trình rất dài chị H học hỏi kiến thức và kinh nghiệm làm bánh. + Năng lực lãnh đạo, tổ chức: chị Hạnh luôn tự tin trong việc lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp; thường xuyên giám sát và động viên cấp dưới kịp thời. + Khả năng phân tích, sáng tạo và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh: chị Hạnh luôn có kế hoạch kinh doanh phù hợp ở từng thời điểm, giúp cho doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. - Trường hợp 2. Anh Bắc: + Năng lực thiết lập quan hệ: anh Bắc luôn khéo léo trong giao tiếp và thuyết phục khách hàng; thực hiện hợp tác với các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng. + Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh: nhận thấy sự phát triển của thương mại điện tử, anh Bắc đã quyết định kết hợp kinh doanh trực tiếp và trực tuyến. b. Ngoài những năng lực trên, người kinh doanh còn cần một số năng lực khác như: - Năng lực tiên liệu, dự báo Để thích nghi với môi trường kinh doanh không ngừng vận động và biến đổi, đòi hỏi người kinh doanh phải có phán đoán tốt, có tầm nhìn. Khi là nhà kinh doanh, bạn phải hiểu biết sâu sắc và tiên liệu về thị trường, đồng vốn, tiếp thị,… Đặc biệt trong những điều kiện phải đối đầu với những thách thức lớn. - Năng lực tự làm chủ bản thân Một trong những khả năng quan trọng của người kinh doanh là tự làm chủ bản thân. Nhà kinh doanh không thể lãnh đạo nhân viên nếu chính bản thân họ không có năng lực quản lý những quy tắc của riêng mình. Việc quản lý tốt cảm xúc, những nguyên tắc và công việc cá nhân giúp nhà kinh doanh có những góc nhìn lý trí, tạo uy tín với những người xung quanh và nhận được sự tôn trọng từ họ. - Năng lực hoạch định nguồn nhân lực Trong một tập thể, một cá nhân không thể đảm nhận hết mọi công việc, cần có sự phân chia hợp lý để mọi hạng mục công việc, dự án đều được hoàn thành đúng tiến độ. Lúc này, năng lực hoạch định, sử dụng nguồn nhân lực của nhà kinh doanh cần được phát huy. - Năng lực lập kế hoạch toàn diện Với sự thay đổi không ngừng của thị trường, doanh nghiệp cũng cần thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc định hướng phát triển hiệu quả. Khi đó, nhà quản trị cần lên kế hoạch một cách toàn diện để phổ biến đến đội ngũ nhân viên một cách rõ ràng. Đây cũng chính là một trong những năng lực lãnh đạo quản lý quan trọng. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy lấy ví dụ về một ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong một số lĩnh vực của nền kinh tế hiện nay. Phương pháp giải: Tìm hiểu và lấy ví dụ về một ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong một số lĩnh vực của nền kinh tế hiện nay. Lời giải chi tiết: - Ví dụ về ý tưởng kinh doanh: Kinh doanh sản phẩm handmade (Hoa giả; đồ da handmade như túi xách, ví,...; quần áo làm từ len; khẩu trang, khăn thêu; làm nến thơm nhiều hình dạng; ốp lưng điện thoại; vòng tay; bóng đèn trang trí;... - Cơ hội kinh doanh: + Các sản phẩm handmade được thị trường đón nhận khá tích cực, nhờ sự sáng tạo, đẹp, độc, lạ mà những sản phẩm gia công hàng loạt không bao giờ có được. + Vốn đầu tư cho việc kinh doanh đồ handmade rất ít, rủi ro thấp. Đa phần, những món đồ kinh doanh handmade đều do người bán trực tiếp thực hiện mà không qua các khâu trung gian. + Những món đồ handmade có thể dễ dàng bán trên nhiều kênh bán hàng khác nhau, giúp cho việc tiếp cận với khách hàng được nhanh chóng. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đó. - Giải thích vì sao đồng tình hoặc không đồng tình. Lời giải chi tiết: - Ý kiến A, không đồng tình. Vì tính khả thi của ý tưởng kinh doanh thể hiện ở việc sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể thực hiện chứ không phải là nghĩ hay vẽ ra những ý tưởng kinh doanh bất khả thi. - Ý kiến B, đồng tình. Vì việc tạo ra sự khác biệt (ví dụ: sự tiện lợi, giá trị, tốc độ… so với các sản phẩm/ dịch vụ hiện có) là biểu hiện của tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo trong ý tưởng kinh doanh. - Ý kiến C, không đồng tình. Vì ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh. Và trong kinh doanh, ý tưởng kinh doanh không nhất thiết phải là ý tưởng mới hoàn toàn; mà chúng ta có thể cải tiến trên cơ sở ý tưởng kinh doanh đã có trước đó. - Ý kiến D, đồng tình. Vì ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở xây dựng được ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo, các chủ thể kinh tế mới có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho việc sản xuất, kinh doanh của mình, để có thể thu được lợi nhuận, duy trì được lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai. - Ý kiến E, không đồng tình. Vì sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, có những yếu tố rất quan trọng như: ý tưởng và cơ hội kinh doanh; năng lực kinh doanh của chủ thể kinh tế,… Và nếu có nguồn vốn tốt, nhưng chủ thể kinh tế không có ý tưởng kinh doanh độc đáo, mới mẻ; không tận dụng, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh; không có chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn,… thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc có thể dẫn đến thất bại. - Ý kiến G, không đồng tình. Vì để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để thu được lợi nhuận, duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về các năng lực cần thiết của người kinh doanh và cho biết tầm quan trọng của mỗi năng lực đó. Phương pháp giải: Vẽ sơ đồ tư duy về các năng lực cần thiết của người kinh doanh và cho biết tầm quan trọng của mỗi năng lực đó. Lời giải chi tiết: Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Em hãy cho biết những biểu hiện dưới đây là sự thể hiện cho năng lực nào của người kinh doanh? Phương pháp giải: Đọc các biểu hiện và nêu được năng lực của người kinh doanh được thể hiện trong các biểu hiện đó. Lời giải chi tiết: Những năng lực của người kinh doanh được thể hiện qua các biểu hiện là: - Biểu hiện A. Năng lực thiết lập quan hệ. - Biểu hiện B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. - Biểu hiện C. Năng lực kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc. - Biểu hiện D. Năng lực phân tích và sáng tạo - Biểu hiện E. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội. - Biểu hiện G. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. - Biểu hiện H. Năng lực có tầm nhìn chiến lược. - Biểu hiện I. Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 53 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Hãy tìm hiểu cơ hội kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ mà em cho rằng có thể mang lại lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh. Phương pháp giải: Tìm hiểu cơ hội kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ mà em cho rằng có thể mang lại lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh. Lời giải chi tiết: Mốt chơi thú cưng đang trở thành xu hướng trong giới trẻ hiện nay, và họ sẵn sàng đầu tư hàng chục triệu để mua một chú chó, mèo... cảnh để nuôi. Nhiều người hay so sánh vui người nuôi thú cưng như những con sen, còn thú cưng là ông chủ, điều đó đủ hiểu cho bạn thấy họ yêu quý và chăm sóc thú cưng của mình đến mức nào. Vì vậy nếu mở một dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho thú cưng, các dịch vụ làm đẹp (tỉa lông, cắt móng, chải lông…) sẽ là xu hướng kinh doanh rất phù hợp và có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh vì vốn đầu tư cho việc kinh doanh cho dịch vụ này rất ít và rủi ro thấp. Việc quảng cáo đến mọi người cũng dễ dàng vì có thể xây dựng nội dung thú vị về thú cưng trên các kênh mạng xã hội ví dụ như tiktok, youtube, instagram… Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 53 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều Hãy xây dựng một ý tưởng kinh doanh phù hợp với năng lực của bản thân và làm rõ tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của mình so với các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường. Phương pháp giải: - Tìm hiểu và xây dựng một ý tưởng kinh doanh phù hợp với năng lực của bản thân. - Làm rõ tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của mình so với các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường. Lời giải chi tiết: Ý tưởng kinh doanh sản phẩm: Hoa cưới len móc.
- Tính vượt trội: + Chi phí sản xuất nhỏ, thời gian sản xuất ra sản phẩm ngắn hơn so với trồng hoa thật. + Có thể kết hợp kinh doanh sản phẩm chính với các sản phẩm phụ trợ khác như: thú cưng bằng len, bình hoa bằng len,... hoặc bộ dụng cụ hướng dẫn làm đồ móc bằng len: len, móc, kéo, kim. chỉ, nơ, ngọc trai,... - Tính mới mẻ, độc đáo: + Hoa bằng len sẽ giúp các cô dâu lưu giữ làm kỉ niệm. Hoa len được ưa chuộng vì vừa độc đáo vừa bền, an toàn cho sức khỏe, có thể làm được nhiều mẫu, nhiều màu, nhiều kiểu theo ý thích của khách hàng mà hoa tươi không thể đáp ứng được. + Gọn gàng, sạch sẽ, bền và không mất nhiều thời gian chăm sóc, phù hợp cho việc trang trí ở nhiều địa điểm, như: bàn học, bàn uống nước, kệ sách,… - Tính hữu dụng: + Đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh vào mùa cưới. + Phù hợp với xu hướng lưu giữ kỉ niệm và có thể tận dụng để trang trí sau này. - Tính khả thi: + Chi phí đầu tư không lớn. + Bản thân đã có sẵn một số lợi thế nội tại về: đan móc các sản phẩm bằng len; có sự hỗ trợ (cả về vốn và nguồn nhân lực) từ người thân trong gia đình. - Lợi thế cạnh tranh: + Kết hợp bán hàng trực tiếp và bán online. + Xung quanh địa bàn đang sinh sống chưa có ai kinh doanh mặt hàng này nên đối thủ cạnh tranh ít. + Hoa vẫn có thể bán cho các tệp khách hàng như các dịp lễ 8/3, 20/10, 20/11 hoặc cho các bạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp, đi chụp ảnh mùa thu…
|