Giải đề thi học kì I Hóa học 9 Sở GDĐT Thừa Thiên Huế có lời giảiGiải đề thi học kì I Hóa học 9 Sở GDĐT Thừa Thiên Huế có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài A. Lí thuyết (7,0 điểm) Bài 1: Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra theo sơ đồ chuyển hóa sau: Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → K2SO4 → KOH → Cu(OH)2 → CuSO4 → Cu Bài 2: Có bốn ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm đựng một trong bốn dung dịch sau: Fe2(SO4)3, Na2CO3, BaCl2, Na2SO4. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra Bài 3: Từ kim loại đồng, nước, muối ăn NaCl, các thiết bị và dụng cụ có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) để điều chế Cu(OH)2 B. Toán (3,0 điểm) Dẫn dòng khí H2 (dư) đi chậm qua 3,13 gam hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3 đun nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 0,1M (loãng), thu được 0,448 lít khí bay ra (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) 1. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra 2. Hãy tính phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X 3. Tính V Lời giải chi tiết A. Lý thuyết Bài 1: (1) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O (2) Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3 + 3K2SO4 (3) K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2KOH (4) 2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2 (5) Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu Bài 2: Cho lần lượt các chất trên tác dụng với dung dịch NaOH - Chất tác dụng với NaOH tạo kết tủa màu đỏ nâu là Fe2(SO4)3 NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4 - Các chất còn lại không có hiện tượng gì Cho lần lượt các chất còn lại tác dụng với dung dịch HCl - Chất tác dụng với HCl, thấy có khí không màu bay lên là Na2CO3 HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2 - BaCl2, Na2SO4 không có hiện tượng gì Cho 2 chất còn lại, tác dụng với dung dịch K2SO4 - Chất tác dụng với K2SO4 tạo kết tủa trắng là BaCl2 K2SO4 + BaCl2 → KCl + BaSO4 - Chất không có hiện tượng gì là Na2SO4 Bài 3: NaCl + H2O \(\xrightarrow{dpdd}\) NaOH + Cl2 + H2 Cu + Cl2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CuCl2 CuCl2 + NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl B. Toán 1. Các phương trình hóa học diễn ra là: Fe2O3 + H2 → Fe + H2O (1) Al2O3 + H2 => Không phản ứng Chất rắn Y : Fe, Al2O3 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O (3) 2. n H2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol (2) n Fe = n H2 = 0,02 mol (1) n Fe2O3 = ½ n Fe = 0,01 mol m Fe2O3 = 0,01 . 160 = 1,6 gam %m Fe2O3 = 1,6 : 3,13 . 100% = 51,12% %m Al2O3 = 100% - 51,12% = 48,88% 3. m Al2O3 = 3,13 – 1,6 = 1,53 gam n Al2O3 = 0,015 mol (2) n H2SO4 = n Fe = 0,02 mol (3) n H2SO4 = 3 n Al2O3 = 0,045 mol => n H2SO4 đã dùng = 0,02 + 0,045 = 0,065 mol V H2SO4 = 0,065 : 0,1 = 0,65 lít = 650 ml HocTot.Nam.Name.Vn
|