Giải đề thi hết học kì I Hóa 9 năm học 2020 - 2021 phòng GDĐT thành phố Phan Rang có lời giải

Giải đề thi hết học kì I Hóa 9 năm học 2020 - 2021 phòng GDĐT thành phố Phan Rang có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM

Hãy ghi lại chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Hiện tượng quan sát được khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 là:

A. Có chất khí không màu thoát ra, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần

B. Có một lớp đồng màu đỏ bám vào đinh sắt, dung dịch chuyển sang màu xanh lam

C. Có một lớp đồng màu đỏ bám vào đinh sắt, dung dịch không đổi màu

D. Có một lớp đồng màu đỏ bám vào đinh sắt, màu xanh lam của dung dịch giảm dần

Câu 2: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. HCl, CuSO4, CO2

B. CuCl2, CuO, H2SO4

C. BaCl2, H2SO4, SO2

D. FeO, HCl, K2SO4

Câu 3: Trong các loại phân bón hóa học sau, phân bón kép là

A. NH4NO3

B. (NH4)2SO4

C. KNO3

D. CO(NH2)2

Câu 4: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2?

A. Zn

B. Fe

C. Mg

D. Cu

Câu 5: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là?

A. Cu, Al, K, Fe, Zn

B. Cu, Fe, Zn, Al, K

C. K, Al, Zn, Fe, Cu

D. K, Fe, Zn, Cu, Al

Câu 6: Nung 1,25 tấn đá vôi chứa 80% CaCO3 thu được 0,46 tấn CaO. Hiệu suất của phản ứng là

A. 80%

B. 82,14%

C. 56,46%

D. 46%

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1:

Viết các phương trình hóa học để thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau

Fe2O3 → Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → FeSO4

Câu 2:

Hiện nay một số loại bánh kẹo thường được chứa trong các hộp kim loại để tăng thêm tính thẩm mĩ. Các hộp kim loại đó được làm từ sắt tây, là kim loại sắt được phủ một lớp thiếc mỏng. Người ta đã ứng dụng phương pháp nào để làm giảm sự ăn mòn kim loại? Giải thích ?

Câu 3:

Có 3 dung dịch không màu đựng trong 3 lọ riêng biệt sau: Na2CO3, NaOH, NaCl,. Em hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết và viết PTHH (nếu có)

Câu 4:

Cho 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 1,5M tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH 2M

a. Tính khối lượng kết tủa thu được

b. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dùng

c. Tính nồng độ mol dung dịch thu được sau phản ứng

d. Để hòa tan hoàn toàn lượng kết tủa trên cần dùng hết bao nhiêu gam dung dịch HCl 10%

Lời giải chi tiết

A. TRẮC NGHIỆM

1.D

2.A

3.C

4.B

5.C

6.B

Câu 1:

Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 ta được:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

=> Sau phản ứng có một lớp đồng đỏ bám vào đinh sắt, màu xanh lam của dung dịch giảm dần

Đáp án D

Câu 2:

Dung dịch kiềm có khả năng tác dụng với axit, dung dịch muối (có kết tủa sinh ra sau phản ứng), oxit axit

Đáp án A

Câu 3:

Phân bón kép là phân bón trong thành phần có chứa ít nhất 2 trong 3 nguyên tố N, P, K

Đáp án C

Câu 4:

Ta dùng kim loại Fe

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

=> Sau khi cho Fe dư vào dung dịch, dung dịch sau phản ứng thu được là Cu.

Chất rắn tách ra gồm có Cu , và Fe dư

Đáp án B

Câu 5:

Đáp án C

Câu 6:

m CaCO3 có trong 1,25 tấn đá vôi trên là: 1,25 . 80% = 1 tấn

Ta có phương trình:

CaCO3 → CaO + CO2 (1)

n CaCO3 = m : M = 1 . 1000 : 100 = 10 (kmol)

(1) n CaO lý thuyết tạo thành = n CaCCO3 = 10 kmol

m CaO = n . M = 10 . 56 = 560 (kg) = 0,56 tấn

H% = 0,46 : 0,56 . 100% = 82,14%

Đáp án B

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1:

(1) Fe2O3 + 3CO → 2Fe +3 CO2

(2) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(3) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

(4) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O

Câu 2:

Người ta sử dụng phương pháp ăn mòn điện hóa để làm giảm sự ăn mòn điện hóa. Thiếc là kim loại hoạt động mạnh hơn sắt, nên khi tráng thiếc, hộp sắt sẽ khó bị ăn mòn hơn. Nếu hộp bị xước, thiếc sẽ bị ăn mòn trước.

Câu 3:

Lấy lần lượt 3 chất trong 3 lọ trên ra 3 ống nghiệm riêng biệt

- Cho 3 chất trên lần lượt tác dụng với dung dịch BaCl2

Chất tạo kết tủa sau khi tác dụng với dung dịch BaCl2 là Na2CO3.

Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3

2 chất không có hiện tượng là: NaOH, NaCl.

- Thả quì tím lần lượt vào 2 dung dịch trên.

Chất làm quì tím chuyển sang màu xanh : NaOH

Còn lại là NaCl

Câu 4:

Ta có phương trình phản ứng:

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3 (1)

n Cu(NO3)2 = CM . V = 0,2 . 1,5 = 0,3 mol

(1) n Cu(OH)2 = n Cu(NO3)2 = 0,3 mol

=> m Cu(OH)2 = 0,3 . (64 + 17. 2) = 29,4 gam

(1) n NaOH = 2 n Cu(OH)2 = 0,6 mol

V NaOH = n : C = 0,6 : 2 = 0,3 lít

(1) n NaNO3 = n NaOH = 0,6 mol

V dung dịch sau phản ứng = 0,3 + 0,2 = 0,5 lít

=> CM NaNO3 = 0,6 : 0,5 = 1,2M

d. Ta có phương trình:

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

n HCl = 2 n Cu(OH)2 = 0,6 mol

m HCl cần dùng = 0,6 . 36,5 = 21,9 gam

m dd HCl = m ct : C% = 21,9 : 10% = 219 gam.

Loigiayhay.com

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close