Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 9 năm 2020 - 2021 thành phố Thủ Dầu MộtGiải đề thi học kì 1 hoá lớp 9 năm 2020 - 2021 thành phố Thủ Dầu Một có đáp án và lời giải đầy đủ và có chú ý quan trọng chi tiết. Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy chọn và ghi lại mẫu tự ở đầu phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Để làm sạch dung dịch muối AlCl3 có lẫn CuCl2 người ta dùng chất nào sau đây? A. HCl B. Mg C. AgNO3 D. Al Câu 2: Dãy gồm các chất đều là các bazo bị nhiệt phân hủy là A. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3 B. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 C. NaOH, KOH, Al(OH)3, Ba(OH)2 D. Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)2, Mg(OH)2 Câu 3: Có 3 kim loại : sắt, nhôm, đồng. Để nhận biết mỗi kim loại người ta có thể thêm dung dịch A. H2SO4 và HCl B. NaOH và Ba(OH)2 C. NaOH và HCl D. NaOH và NaNO3 Câu 4: Trường hợp nào tạo chất kết tủa khi trộn 2 dung dịch của các cặp chất sau? A. K2SO4 và AlCl3 B. AgNO3 và NaCl C. BaCl2 và NaNO3 D. KCl và Na2CO3 Câu 5: Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí A. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl B. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2 C. Dung dịch KOH và dung dịch MgCl2 D. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO3 Câu 6: Cho 11 gam hỗn hợp hai kim loại gồm kẽm và đồng vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí và m gam chất rắn. Hỏi m có giá trị bao nhiêu? A. 2,5 gam B. 3,5 gam C. 4,5 gam D. 6,5 gam II. TỰ LUẬN Câu 1: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi điều kiện phản ứng nếu có) Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, NaNO3, NaOH, Na2SO4 Câu 3: Trung hòa hoàn toàn 500 ml dung dịch KOH 1M bằng dung dịch H2SO4 20% a. Viết phương trình hóa học b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng c. Nếu cho lượng dung dịch KOH trên tác dụng vừa đủ với dung dịch MgCl2 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa (Cho K = 39; O = 16; H = 1; S = 32; Mg = 24; Cl = 35,5; Zn = 65; Cu = 64) Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu => Kim loại Cu bị tách ra ngoài, dung dịch chỉ còn lại AlCl3 Đáp án D Câu 2: Bazo bị nhiệt phân hủy là bazo không tan B loại vì NaOH, KOH tan C loại vì NaOH, KOH tan D loại vì NaOH, Ca(OH)2 tan Đáp án A Câu 3: Lần lượt thả 3 kim loại trên vào dung dịch NaOH => Kim loại nào tan, có khí không màu thoát ra là Al Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2 Thả 2 kim loại còn lại vào dung dịch HCl => Kim loại nào tan, có khí không màu thoát ra là Fe Kim loại còn lại là Cu Fe + HCl → FeCl2 + H2 Đáp án C Câu 4: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3 Đáp án B Câu 5: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 Đáp án A Câu 6: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 n H2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol n Zn = n H2 = 0,1 mol => m Zn = n . M = 0,1 . 65 = 6,5 gam => m Cu = 11 – 6,5 = 4,5 gam Đáp án C II. TỰ LUẬN Câu 1: (1) Al2(SO4)3 + BaCl2 → AlCl3 + BaSO4 (2) AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 + NaCl (3)Al(OH)3 .\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\). Al2O3 + H2O (4) 2Al2O3 \(\xrightarrow{dpnc,N{{a}_{3}}Al{{F}_{6}}}\)4Al + 3O2 Câu 2: Lấy lần lượt các chất trên vào các ống nhiệm riêng biệt Lần lượt thả giấy quỳ tím vào các dung dịch trên + Dung dịch làm quì tím chuyển sang xanh là NaOH + Dung dịch làm quì tím chuyển sang màu đỏ là H2SO4 + Dung dịch không làm chuyển màu quì tím là NaNO3, Na2SO4 Cho 2 dung dịch còn lại tác dụng với BaCl2 Dung dịch tạo kết tủa trắng sau phản ứng là Na2SO4 Còn lại là NaNO3 Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl Câu 3: a. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O (1) b. n KOH = CM . V = 0,5 . 1 = 0,5 mol (1) n H2SO4 = ½ n KOH = 0,25 mol => m H2SO4 = 0,25 . 98 = 29,5 gam m dd H2SO4 = m ct : C% = 29,5 : 20% = 147,5 gam c. Ta có phương trình: 2KOH + MgCl2 →2KCl + Mg(OH)2 (2) n Mg(OH)2 = ½ n KOH = 0,25 mol => m Mg(OH)2 = 0,25 . 58 = 14,5 gam HocTot.Nam.Name.Vn
|