Giải bài tập Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi trang 60 vở thực hành ngữ văn 9

Vấn đề được bàn luận trong văn bản:... Sự khác biệt về phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này với văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 60 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Vấn đề được bàn luận trong văn bản:...

Sự khác biệt về phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này với văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để xác định vấn đề nghị luận và so sánh về phạm vi của vấn đề.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề được bàn luận trong văn bản: Thông điệp sâu sắc kèm những gợi mở nhiều suy nghĩ về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi qua văn bản Thằng quỷ nhỏ.

Sự khác biệt về phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này với văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người: Phạm vi của bài viết này rộng hơn “Người con gái Nam Xương – bi kịch của một kiếp người.” Ở tác phẩm của Nguyễn Đăng Na chỉ tập trung nói về số phận người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương. Còn với Trần Văn Toàn, ông đã viết nên những suy nghĩ đáng quý, những bài học khác nhau khi viết một tác phẩm thiếu nhi thông qua đọc Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh.

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 61 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Các luận điểm chính trong văn bản:...

Mối quan hệ giữa các luận điểm chính trong văn bản:...

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản để xác định luận điểm và quan hệ của những luận điểm đó.

Lời giải chi tiết:

Các luận điểm chính trong văn bản:

- Luận điểm chính:

+ Sự kì dị về ngoại hình của nhân vật Quỳnh khiến cho mọi người coi cậu bé là kẻ lạc loài.

+ Sự lạc loài khiến mọi tình cảm của một con người bình thường, nếu xuất hiện ở Quỳnh thì trong mắt mọi người đều là một cái gì đó khác thường kệch cỡm.

+ Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực của giá trị.

+ Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những sai lạc mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác.

+ Không nên biến những nhân vật trong văn học thiếu nhi thành nhân vật hoàn hảo.

+ Viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

Mối quan hệ giữa các luận điểm chính trong văn bản: Tác giả đi từ câu chuyện để từ đó đưa ra vấn đề bàn luận là những phẩm chất cần có của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 61 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Những lí lẽ, bằng chứng trong phần (1) được dùng để phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy:

- Phân tích nhân dạng của Quỳnh:

Lí lẽ:...

Bằng chứng:...

Nhận xét:...

- Phân tích thái độ của các nhân vật khác đối với Quỳnh:

Lí lẽ:...

Bằng chứng:...

Nhận xét:...

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (1)

Lời giải chi tiết:

Những lí lẽ, bằng chứng trong phần (1) được dùng để phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy:

- Phân tích nhân dạng của Quỳnh:

Lí lẽ:

+ Hai vành tai to, mỗi khi Quỳnh có tâm trạng nó lại ve vẩy như cánh bướm; thêm vào đó, là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.

+ Quỳnh ít nói, ít cười, lầm lũi, vụng về, "thích chơi một mình", "hay bị bạn bè trêu chọc".

Bằng chứng:

+ Quỳnh người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ - được miêu tả với những đặc điểm: hai vành tai to…thêm vào đó là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.

+ Nhân dạng lạ lẫm với chúng bạn khiến cậu bé ấy phải chịu thân phận một kẻ lạc loài.

Nhận xét: Các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng rất thuyết phục: giúp người đọc hiểu rõ về nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy.  Các lí lẽ và bằng chứng được trình bày một cách logic, chặt chẽ: giúp người đọc dễ dàng theo dõi và tiếp thu thông tin. Ngôn ngữ sử dụng giản dị, dễ hiểu: phù hợp với đối tượng là thiếu nhi.

- Phân tích thái độ của nhân vật khác đối với Quỳnh:

Lí lẽ:

+ Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm:

+ Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông

+ Nga cảm thấy sợ hãi khi biết Quỳnh thích mình.

Băng chứng:

Họ lấy anh làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hoặc thoả mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.

Nhận xét: Các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng rất thuyết phục: giúp người đọc hiểu rõ về nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy.  Các lí lẽ và bằng chứng được trình bày một cách logic, chặt chẽ: giúp người đọc dễ dàng theo dõi và tiếp thu thông tin. Ngôn ngữ sử dụng giản dị, dễ hiểu: phù hợp với đối tượng là thiếu nhi.

Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 62 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người được thể hiện trong phần (2):...

Một số lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả:

Lí lẽ:

Bằng chứng:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (2)

Lời giải chi tiết:

Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người được thể hiện trong phần (2): Nhân dạng hóa ra không phải vẻ bề ngoài, nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị.

Một số lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả:

Lí lẽ: “ …nhân dạng hóa ra không phải là bề ngoài, một thứ “nước sơn” như lời khẳng định của một câu tục ngữ. Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng. Nó không phải chỉ là những cơ quan để thực hiện các chức năng sinh học mà còn được nhào trộn và định giá theo chuẩn mực, quy tắc thẩm mĩ của một cộng đồng. Một kẻ có nhân dạng dị thường, lạc loài khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác”.

Bằng chứng:

+ Trong trường hợp của chú bé Quỳnh, thì sự bất bình thường trong nhân dạng đã mặc nhiên ấn định cho sinh thể bé nhỏ ấy vị thế của một kẻ lạc loài trong mắt đồng loại.

+ Một mặt bạn bè dành cho Quỳnh một ứng xử đầy khoảng cách và trịch thượng nhưng mặt khác bản thân Quỳnh cũng thấy ứng xử ấy của cộng đồng là tự nhiên, chú chấp nhận nó.

Câu 5

Trả lời Câu 5 trang 62 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Lí giải của tác giả trong phần (2) về cách ứng xử của “chúng ta” trước một nhân dạng đặc biệt:...

Tác dụng của việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này:...

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (2)

Lời giải chi tiết:

Lí giải của tác giả trong phần (2) về cách ứng xử của “chúng ta” trước một nhân dạng đặc biệt: Vì nó hoạt động loại trừ với những gì còn lại những gì thuộc về số ít, những gì lệch chuẩn những gì dị thường.

Tác dụng của việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này: Minh chứng cho việc quy chuẩn về sự thống nhất giữa nhân hình và nhân tính.

Câu 6

Trả lời Câu 6 trang 62 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi được đề cập trong phần (3):

Phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi

Câu văn giúp nhận ra quan điểm của tác giả

Phẩm chất thứ nhất:

 

Phẩm chất thứ hai:

 

Phẩm chất thứ ba:

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (3)

Lời giải chi tiết:

Những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi được đề cập trong phần (3):

+ Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, như những tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác.

+ Thứ hai, không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.

+ Cuối cùng, phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

Câu 7

Trả lời Câu 7 trang 63 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Suy nghĩ về quan điểm “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”:

Phương pháp giải:

Nêu quan điểm cá nhân và lí giải hợp lí

Lời giải chi tiết:

Suy nghĩ về quan điểm “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”:  

Em đồng tình với quan niệm trên. Bởi lẽ trẻ em là lứa tuổi đang khám phá thế giới và cuộc đời, văn học là một trong những công cụ giúp trẻ em khám phá đời sống chính vì vậy dưới góc nhìn của một người lớn sâu sắc, từng trải thì tác phẩm đó sẽ đem đến những trải nghiệm và bài học quý báu, đúng đắn để trẻ em phát triển tốt hơn, nhìn nhận cuộc sống đa chiều hơn.

Câu 8

Trả lời Câu 8 trang 63 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả:

Tiêu chí

Nhận xét

Cách đặt vấn đề

 

Tổ chức luận điểm

 

Cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng

 

Ngôn ngữ

 

Phương pháp giải:

Đưa ra nhận xét về nghệ thuật viết văn của tác giả

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả:

Tiêu chí

Nhận xét

Cách đặt vấn đề

Tác giả đã đặt vấn đề một cách trực tiếp đưa ra suy nghĩ của bản thân.

Tổ chức luận điểm

Các luận điểm được tổ chức sắp xếp một cách chặt chẽ, theo trình tự.

Cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng

Các lí lẽ bằng chứng thuyết phục, được trình bày ngay sau các luận điểm.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ dễ hiểu

Câu 9

Trả lời Câu 9 trang 64 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Đoạn văn nghị luận (khoảng 7-9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến “Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.”

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

“Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”. Thực ra cảm hứng về cái hoàn hảo là một hạn chế phổ biến trong văn học Việt Nam nói chung. Chính bởi cảm hứng xây dựng những nhân vật hoàn hảo nên các nhà văn Việt Nam, trong nhiều trường hợp, khi viết cho người lớn thường gây cho người ta cảm giác họ là những đứa trẻ ngây thơ. Còn khi viết cho trẻ em lại thường gây cho người ta ấn tượng họ là những người lớn đạo mạo và nông nổi. Rốt lại, dù viết cho ai họ cũng không khiến cho người đọc (dù là trẻ em hay người lớn) bắt gặp được mình trên trang sách.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close