Giải bài tập Phiếu học tập số 2 trang 92 vở thực hành ngữ văn 9Đọc văn bản Quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em trong hòa bình (Ma-la-la Y-u-xa-phơ-dây) và thực hiện các yêu cầu:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu 1 trang 92 VTH Văn 9 Kết nối tri thức Đọc văn bản Quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em trong hòa bình (Ma-la-la Y-u-xa-phơ-dây) và thực hiện các yêu cầu: Câu 1: A B C D Câu 2: A B C D Câu 3: A B C D Câu 4: A B C D Câu 5: A B C D Điền nội dung phù hợp Câu 1. Đối tượng tác động của văn bản: … Câu 2. Những yếu tố được người trình bày sử dụng để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục: … Câu 3. Các phần được triển khai trong văn bản, mục đích và ý chính của từng phần: … Câu 4. Trong phần (3) của văn bản, tác giả cho rằng: “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng”. Vấn đề được nêu như vậy là: Đúng ( ) Sai ( ) Lí do: … Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: Khoanh tròn phương án đúng Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: C Điền nội dung phù hợp Câu 1: Đối tượng tác động của văn bản: Những người không được lên tiếng và lãnh đạo thế giới. Câu 2: Những yếu tố được người trình bày sử dụng để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục: Minh chứng cụ thể: Với chính bản thân, về sinh viên trường y bị giết, nhiều nơi trên thế giới trẻ em đang không được đi học do chiến tranh, xung đột… Câu 3: Các phần được triển khai trong văn bản, mục đích và ý chính của từng phần + Phần 1: Đưa ra vấn đề về nhân quyền. + Phần 2: Tiếng nói không chỉ đại diện của nhân vật tôi mà còn của rất nhiều người khác. + Phần 3: Những minh chứng cụ thể của việc nhân quyền đang không được đảm bảo. + Phần 4: Kêu gọi mọi người đấu tranh và những người lãnh đạo cần quan tâm và bảo vệ. Câu 4: Trong phần 3 của văn bản, tác giả cho rằng “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng”. Vấn đề được nêu như vậy là: đúng Lí do: Vì nếu như chúng ta luôn sống trong hòa bình, yên ổn (ánh sáng) chúng ta sẽ không biết quý trọng giữ gìn nó, nhưng đến khi chiến tranh kéo tới, con người phải sống trong bất ổn, sợ hãi (bóng tối) chúng ta mới nhận ra việc hòa bình, ổn định quan trọng tới mức nào. Lúc đó chúng ta mới quý trọng thứu “ánh sáng” đó. Câu 2 Trả lời Câu 2 trang 94 VTH Văn 9 Kết nối tri thức Lựa chọn một vấn đề để viết bài văn nghị luận xã hội: Đánh dấu V vào vấn đề em chọn: - Việc học tập có thật sự cần thiết và có thể đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới? ( ) - Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình? ( ) Dàn ý cho bài văn:
Phương pháp giải: Chọn một vấn đề em thích để triển khai dàn ý Lời giải chi tiết:
Câu 3 Trả lời Câu 3 trang 95 VTH Văn 9 Kết nối tri thức Thảo luận với các bạn trong nhóm học tập: Đánh dấu V vào vấn đề em chọn để thảo luận: - Giáo dục có thể góp phần làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người như thế nào? ( ) - Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình? ( ) Phương pháp giải: Thảo luận và ghi lại nội dung thảo luận Lời giải chi tiết: Chuẩn bị nội dung ý kiến để tham gia bài thảo luận: Không ai sinh ra đã là thiên tài. Để trở thành thiên tài là cả một quá trình học tập, rèn luyện bản thân vô cùng nghiêm khắc. Chúng ta ai cũng hiểu được vai trò to lớn của giáo dục, bởi lẽ: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. Giáo dục là hình thức học tập phổ biến nhất của con người mà thông qua đó chúng ta được tiếp thu những nguồn tri thức mới từ nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành, những kinh nghiệm của người đi trước, những thói quen được hình thành,... dưới sự giảng dạy, hướng dẫn, đào tạo hoặc nghiên cứu. Giáo dục đã tạo ra sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, gián tiếp làm thay đổi thế giới thông qua việc đào tạo ra những con người có bộ óc siêu phàm cùng những kĩ năng tuyệt đỉnh. Con người đã sử dụng giáo dục như một thứ công cụ thần kỳ để tạo ra những bước tiến vĩ đại trong lịch sử loài người, kéo chúng ta ra khỏi sự tối tăm, buồn tẻ, sự đau đớn bệnh tật, sự mệt mỏi về thể xác trong lao động tay chân và nhiều những vấn đề khác nữa. Một hệ thống giáo dục tốt sẽ tạo ra những con người có nhân cách tốt đẹp, phẩm chất đạo đức đáng quý, luôn hướng về cộng đồng, về thế giới, có cái nhìn khách quan. Tuy nhên trong xã hội vẫn còn có nhiều người nhận sự giáo dục một cách khiên cưỡng nửa vời, với tâm thế đối phó và hời hợt, lại có những người không nhận được sự giáo dưỡng từ gia đình và xã hội và cũng không tự nỗ lực học tập những người này dễ trở thành người có nhân phẩm tồi tệ, gây hại cho cộng đồng, trở thành gánh nặng của cả xã hội. Mỗi chúng ta có một điều kiện sống, điều kiện phát triển khác nhau, hãy luôn cố gắng học tập, tiếp thu những tinh hoa giáo dục để hoàn thiện bản thân cũng như cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.
|