Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 17 vở thực hành ngữ văn 9Điền vào bảng dưới đây thông tin về các văn bản trong bài học: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu 1 Củng cố, mở rộng trang 17 VTH Văn 9 Kết nối tri thức Điền vào bảng dưới đây thông tin về các văn bản trong bài học:
Phương pháp giải: Xem lại hai bài bài Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi Lời giải chi tiết: Điền vào bảng dưới đây thông tin về các văn bản trong bài học:
Câu 2 Trả lời Câu 2 Củng cố, mở rộng trang 18 VTH Văn 9 Kết nối tri thức Vai trò của yếu tố kì ảo và mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực trong các văn bản đã học trong bài.
Phương pháp giải: Ôn lại kiến thức về hai văn bản Lời giải chi tiết: Vai trò của yếu tố kì ảo và mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực trong các văn bản đã học trong bài.
Câu 3 Trả lời Câu 3 Củng cố, mở rộng trang 19 VTH Văn 9 Kết nối tri thức Những đặc điểm cơ bản của truyện truyền kì được thể hiện qua Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi: Phương pháp giải: Ôn lại kiến thức về hai văn bản Lời giải chi tiết: Những đặc điểm cơ bản của truyện truyền kì được thể hiện qua Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi: - Câu chuyện xoay quanh 1 cốt truyện nhất định. - Dùng yếu tố hoang đường, kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh đời sống hiện thực. Câu 4 Trả lời Câu 4 Củng cố, mở rộng trang 19 VTH Văn 9 Kết nối tri thức a. Tên truyện thứ nhất đã đọc: Cốt truyện:... Các nhân vật:... Không gian:... Thời gian:... Đặc điểm yếu tố kì ảo:... Chủ đề:... Nhận xét về nội dung:... Nhận xét về nghệ thuật:... b. Tên truyện thứ hai đã đọc:... Cốt truyện:... Các nhân vật:... Không gian:... Thời gian:... Đặc điểm yếu tố kì ảo:... Chủ đề:... Nhận xét về nội dung:... Nhận xét về nghệ thuật:... Phương pháp giải: Ôn lại các văn bản đã học trong bài Lời giải chi tiết: a. Tên truyện thứ nhất đã đọc: Chuyện người con gái Nam Xương Cốt truyện: Vũ Nương gả cho Trương Sinh chưa được bao lâu thì phải tiễn chồng đi lính. Ở nhà, nàng một mình sinh con, lo ma chay cho mẹ chồng. Sau ba năm, Trương Sinh về, chàng hiểu lầm vợ ngoại tình liền đánh đuổi nàng đi, vì oan ức, nàng trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Sau khi nàng chết, Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. Vũ Nương trẫm mình được Linh Phi cưu mang, làm tiên nữ dưới thủy cung, một ngày gặp được Phan Lang- người cùng quê liền đưa tín vật và nhờ gửi lời nhắn đến chồng. Trương Sinh nhận được lời nhắn, lập đàn trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về một thoáng rồi biến mất mãi mãi. Nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản, Phan Lang, Linh Phi. Không gian: Làng Nam Xương, dưới thủy cung. Thơi gian: Thời nhà Trần đến thời nhà Hồ. Yếu tố kì ảo: - Vũ Nương nhảy xuống sông và được Linh Phi dưới thủy cung cứu sống. - Phan Lang gặp lại Vũ Nương ở động rùa. - Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa mờ mờ ảo ảo gặp lại Trương Sinh. Chủ đề: Thân phận của người phụ nữ thời phong kiến. Nhận xét về nội dung: Tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc Giá trị hiện thực: + Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh). + Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc, phải tìm đến cái chết để kết thúc bi kịch. + Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào cảnh bế tắc. Giá trị nhân đạo: + Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng. +Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Nhận xét về nghê thuật: + Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ đồng thời cũng tăng thêm tính bi kịch cho chuyện + Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật. + Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. b. Tên truyện thứ hai đã đọc: Dế chọi Cốt truyện: Câu chuyện xoay quanh sự việc Thành Danh – một chức dịch hiền lành không dám bổ bán dân chúng tìm dế chọi dâng vua nên phải tự đi tìm dế chọi. Bi kịch của gia đình anh bắt nguồn từ đó. Bọn quan lại muốn lấy lòng vua nên đem dâng vua con dế chọi. “Vua thấy chọi hay quá đòi phải cung tiến thường xuyên”. Vì phải tìm mua dế dâng vua mà bao gia đình lâm vào thảm cảnh. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế. Một trong những thảm cảnh do lệ nộp dế chọi gây ra chính là thảm kịch của gia đình Thành Danh. Thành Danh hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, lo lắng quá nên phải tự đi tìm dế. Tìm mãi không được, hạn nộp dế đã hết, Thành Danh bị quan phạt, bị đánh đập, lo lắng muốn tự vẫn. Vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành làm dế bị chết. Bị mẹ mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Thành mất con, mất dế. Con Thành sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành Danh được giàu sang phú quý, “Ruộng đồng trăm khoảnh… ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế. Nhân vật: Thành, vợ Thành, con Thành, bà thầy bói, con dế. Không gian: Trong cung, dân gian. Thời gian: Đời Tuyên Đức nhà Minh Yếu tố kì ảo: - Bà thầy bói chỉ cho chỗ có con dế. - Con trai Thành chết sống dậy nhập vào con dế. Chủ đề: Số phận người dân thời phong kiến. Nhận xét về nội dung: - Dế chọi thuộc loại truyện đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn quan lại tham nhũng, cường hào ác bá, đồng thời bày tỏ sự cảm thông đối với những con người “bé nhỏ” bị chà đạp, hãm hại. Qua đó, truyện thể hiện tinh thần phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời. Nhận xét về nghê thuật: Câu chuyện mang nhiều yếu tố hoang đường, một đặc trưng nổi bật trong bút pháp nghệ thuật của tập truyện. Câu chuyện đã tái hiện một mảng hiện thực đen tối của xã hội, vì thế truyện có giá trị hiện thực sâu sắc.
|