Giải Bài tập trang 51 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều

Xác định thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 8, tập một. Nêu tên văn bản đọc hiểu ở bài tập 1 sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột bên trái trong bảng sau

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 51, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

  Xác định thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 8, tập một. 

STT

Tên văn bản đã học 

Thể loại hoặc kiểu văn bản 

Truyện

Thơ 

Kịch 

Văn bản nghị luận 

Văn bản thông tin 

1

Nắng mới 

 

 

 

 

 

2

Nếu mai em về Chiêm Hóa 

 

 

 

 

 

3

Sao băng 

 

 

 

 

 

4

Gió lạnh đầu mùa 

 

 

 

 

 

5

Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI 

 

 

 

 

 

6

Quê người 

 

 

 

 

 

7

Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại 

 

 

 

 

 

8

Đường về quê mẹ 

 

 

 

 

 

9

Đổi tên cho xã 

 

 

 

 

 

10

Cái kính 

 

 

 

 

 

11

Hịch tướng sĩ 

 

 

 

 

 

12

Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? 

 

 

 

 

 

13

Nước Đại Việt ta 

 

 

 

 

 

14

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục 

 

 

 

 

 

15

Thi nói khoác 

 

 

 

 

 

16

Chiếu dời đô 

 

 

 

 

 

17

Người mẹ vườn cau 

 

 

 

 

 

18

Treo biển 

 

 

 

 

 

19

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

 

 

 

 

 

20

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 

 

 

 

 

 

21

Tôi đi học 

 

 

 

 

 

22

Chuỗi hạt cườm màu xám 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thể loại đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

STT

Tên văn bản đã học 

Thể loại hoặc kiểu văn bản 

Truyện

Thơ 

Kịch 

Văn bản nghị luận 

Văn bản thông tin 

1

Nắng mới 

 

x

 

 

 

2

Nếu mai em về Chiêm Hóa 

 

x

 

 

 

3

Sao băng 

 

 

 

 

x

4

Gió lạnh đầu mùa 

x

 

 

 

 

5

Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI 

 

 

 

 

x

6

Quê người 

x

 

 

 

 

7

Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại 

 

 

 

 

x

8

Đường về quê mẹ 

 

x

 

 

 

9

Đổi tên cho xã 

 

 

x

 

 

10

Cái kính 

 

 

x

 

 

11

Hịch tướng sĩ 

 

 

 

x

 

12

Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? 

 

 

 

 

x

13

Nước Đại Việt ta 

 

 

 

x

 

14

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục 

 

 

x

 

 

15

Thi nói khoác 

x

 

 

 

 

16

Chiếu dời đô 

 

 

 

x

 

17

Người mẹ vườn cau 

x

 

 

 

 

18

Treo biển 

x

 

 

 

 

19

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

 

 

 

 

x

20

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 

 

 

 

 

x

21

Tôi đi học 

x

 

 

 

 

22

Chuỗi hạt cườm màu xám 

x

 

 

 

 

Câu 2

Câu 2 (trang 52, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Nêu tên văn bản đọc hiểu ở bài tập 1 sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột bên trái trong bảng sau

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thể loại đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản 

Tên văn bản 

(ghi theo số thứ tự ở bài tập 1)

Truyện ngắn

4,6,17,21,22

Truyện cười

10,15,18 

Thơ sáu chữ

2

Thơ bảy chữ

1,8

Hài kịch 

9,10,14

Văn bản nghị luận xã hội 

11,13,16

Văn bản thông tin 

3,5,7,12,19,20

Câu 3

Câu 3 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2 và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ này. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thể loại đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về nội dung các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ)

Những điểm cần lưu ý về cách đọc thơ (sáu chữ, bảy chữ) 

Các văn bản là những dòng thơ hoài niệm về quá khứ về quê hương, gia đình qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương, gia đình của tác giả.

Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3

Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.

Bài thơ 6 chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân hoặc vần cách.

Câu 4

Câu 4 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin ở Bài 3 có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các văn bản này. Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 3? 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thể loại đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Đặc sắc về đề tài và chủ đề 

Là các hiện tượng tự nhiên rất gần gũi, thiết thực nhưng cũng là các hiện tượng liên quan đến cả cộng đồng, nhân loại (nước biển dâng, lũ lụt). Bên cạnh đó là các hiện tượng tưởng quen thuộc nhưng chứa đầy bí ẩn cần giải thích và nhiều điều lí thú (sao băng, vì sao chim bồ câu không bị lạc đường). 

Ý nghĩa của các văn bản 

Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó, …

Lưu ý về cách đọc 

Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

+ Hiểu rõ mục đích của văn bản.

+ Xác định được cấu trúc của văn bản.

+ Hiểu những từ ngữ, cách triển khai phù hợp.

+ Hiểu được ý nghĩa văn bản muốn truyền tải đến bạn độc.

+ Xác định yếu tố phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản.

Câu 5

Câu 5 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Nêu nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4, từ đó nhận xét và phân tích ý nghĩa tiếng cười được thể hiện trong các văn bản này. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thể loại đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Tên văn bản 

Nội dung chính 

Ý nghĩa tiếng cười 

Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ) 

Phản ánh hiện tượng thích phô trương, hình thức, giả tạo,... không chú ý đến chất lượng. 

Phê phán “bệnh” thành tích, háo danh và ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn,.... 

Cái kính (Nê-xin) 

Truyện nêu lên và châm biếm, phê phán những thành phần ưa sĩ diện trong xã hội. Trong truyện, nhân vật tôi vì muốn sĩ diện cho giống tri thức nên đi khám để cắt kính đeo. Các bác sĩ thì sĩ diện tỏ ra mình giỏi nên đều chê người trước nhưng rồi kết cục ai cũng khám sai cho nhân vật tôi. Điều đó vẫn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay bởi tồn tại rất nhiều người như thế.

Truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán về "bệnh sĩ".

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e) 

Vở hài kịch không chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán những con người đã dốt còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.

trào phóng, nổ tung những tiếng cười châm biếm thói lố bịch, háo danh, ưa nịnh, thích được tâng bốc của bọn quý tộc phong kiến lỗi thời.

Thi nói khoác 

Truyện phê phán những kẻ có tính khoác lác. Câu chuyện là một lớp đối thoại của các vị quan với nhau, ai nấy đầu khoái chí với lời nói khoác của mình nhưng cuối cùng vẫn phải sợ hãi trước lời nói khoác của anh lính hầu.

Truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

 

Treo biển 

Câu chuyện phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

Truyện “Treo biển” đã tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu bản lĩnh, thiếu suy nghĩ độc lập khi làm việc, cũng như khi nghe người khác góp ý, nhận xét. Đó là những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

Câu 6

Câu 6 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Các văn bản trong Bài 5 có chung nội dung gì? Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản này?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thể loại đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Nội dung chung của các văn bản trong Bài 5

Lòng yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của cha ông và nhiệm vụ của thế hệ tiếp sau. 

Mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng thiên mệnh, đạo thần chủ, tâm lí sùng cổ dẫn đến việc sử dụng điển cố, điển tích một cách phổ biến, ...

Lưu ý về cách đọc 

+ Nắm được luận đề (vấn đề chủ yếu đưa ra để bàn luận) của VB nghị luận.

+ Tiếp đó, nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng.

Câu 7

Câu 7 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần Viết và phần Đọc hiểu của mỗi bài học. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về kĩ năng viết đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Kiểu văn bản

Nội dung cụ thể

Tự sự

Kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Biểu cảm

Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

Nghị luận

Viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội) và bài phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học).

Thuyết minh

Giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách.

Nhật dụng

Kiến nghị về một vấn đề đời sống

Câu 8

Câu 8 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Nêu các bước tiến hành viết một văn bản theo thứ tự trước sau; chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về kĩ năng viết đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Thứ tự các bước

Nhiệm vụ cụ thể

Bước 1: Chuẩn bị

Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm các ý dự liệu sẽ đưa vào bài viết.

- Sắp xếp các ý theo thứ tự và thêm thắt đầu đuôi để tạo lập dàn ý.

Bước 3: Viết bài

- Dùng giọng văn của bản thân viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh từ dàn ý đã chuẩn bị.

Bước 4: kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

- Kiểm tra câu chữ diễn đạt đã chuẩn chỉ chưa.

- Kiểm tra lỗi chính tả.

Câu 9

Câu 9 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 SGK Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về kĩ năng viết đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Bài 

Kĩ năng viết 

Tác dụng 

1

Viết mở bài và kết bài

Giúp HS biết cách mở bài và kết bài

2

Viết đoạn văn biểu cảm 

 Giúp HS biết cách viết đoạn văn biểu cảm

3

Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp

 Giúp HS biết cách trình bày kiểu đoạn văn

4

Nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng

 Giúp HS biết cách trình bày, phân tích bằng chứng

5

Viết câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm trong văn nghị luận 

 Giúp HS biết sử dụng ba loại câu trong văn nghị luận

Câu 10

Câu 10 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Các nội dung học Viết của mỗi bài liên quan gì đến phần Đọc hiểu trong bài học đó? Chỉ ra cụ thể bằng một số ví dụ. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về kĩ năng viết đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Các nội dung học viết của mỗi bài có sự kết nối, bổ sung với các phần đọc hiểu trong bài học đó. Phần đọc hiểu giới thiệu các tác phẩm có nội dung nào, thuộc dạng nào thì phần học viết sẽ giới thiệu cách viết bài văn liên qua đến dạng, nội dung của các tác phẩm đấy.

Ví dụ:

Bài: Thơ sáu chữ, bảy chữ

Phần viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Cụ thể: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư, Nếu mai em về Chiêm Hóa-Mai Liễu.....

Ví dụ: 

Bài: Văn bản thông tin

Phần viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, 

Cụ thể: Giới thiệu hiện tượng núi lửa.....

Câu 11

Câu 11 (trang 54, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Nêu những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập một. Xác định trọng tâm phần Nói và nghe của mỗi bài học. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về kĩ năng nói và nghe đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một:

Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Trong tâm của bài là rèn luyện kĩ năng nghe hiểu, tóm tắt, viết và kỹ năng nói trước đám đông.

Câu 12

Câu 12 (trang 54, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Dẫn ra hai ví dụ để làm rõ: nội dung nói và nghe ở Ngữ văn 8, tập một liên quan đến nội dung đọc hiểu và viết

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về thái độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề

- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe có liên quan mật thiết với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học.

- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu và viết trong mỗi bài học.

* Ví dụ ở bài 5 nội dung phần rèn luyện kỹ năng nghe và nói là "Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống" thì các văn bản đọc hiểu là nghị luận về một vấn đề xã hội, bài viết cũng là nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Câu 13

Câu 13 (trang 54, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Nêu những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, tập một. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe? 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 là: Từ ngữ, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Trong đó có các nội dung chính như:

Bài 1 với các bài luyện tập trợ từ và thán từ

Bài 2 với các bài tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sắc thái nghĩa của từ.

Bài 3 với các cách trình bày đoạn văn, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Bài 4 với các bài về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Bài 5 với các bài tập về từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.

Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

Câu 14

Câu 14 (trang 54, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Tìm một số biện pháp tu từ được sử dụng trong các truyện ngắn ở Bài 1. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài 1 là:

+ Nhân hóa: Đất trời khô, cơn gió vi vu bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo, 

+ So sánh: Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.

Câu 15

Câu 15 (trang 54, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Xác định các yêu cầu đánh giá đối với năng lực đọc hiểu và năng lực viết cho bài đánh giá cuối học kì I 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

Về năng lực đọc hiểu:

Nhận biết được các thể loại văn bản: truyện ngắn, thơ sáu chữ, bảy chữ, văn bản thông tin, hài kịch và truyện cười, nghị luận xã hội

Biết cách thực hiện đọc hiểu văn bản: truyện ngắn, thơ sáu chữ, bảy chữ, văn bản thông tin, hài kịch và truyện cười, nghị luận xã hội

Về năng lực viết: 

Biết kể lại câu chuyện, hoạt động có sử dụng miêu tả, biểu cảm.

Nhận biết cách làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Biết cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

Biết cách viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội) và bài phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học).

Biết làm bài giải thích một hiện tượng hoặc sự vật

Nhận biết và biết cách làm bài kiến nghị về một vấn đề đời sống.

Câu 16

Câu 16 (trang 54, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn: 

Đề 1: Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích. 

Đề 2: Suy nghĩ về một thói hư tật xấu của người Việt làm ảnh hưởng tới lòng tự hào dân tộc. 

Phương pháp giải:

Chọn một đề bài để thực hiện yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Lời giải:

Đề 1

Bài tham khảo

Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.

Một vụ phun trào của Núi Pinatubo ngày 12 tháng 6 năm 1991, 3 ngày trước khi vụ phun trào đạt đỉnh

Vòi dung nham phun trào từ một nón núi lửa tại Hawaii, 1983

Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn. Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện những ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc "thuyết mảng". This type of volcanism falls under the umbrella of "plate hypothesis" volcanism. Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những "điểm nóng", ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mảng kiến tạo trượt lên nhau.

Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sunfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close