Giải Bài tập đọc hiểu: Nước Đại Việt ta trang 46 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diềuHãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Đại cáo bình Ngô và trả lời câu hỏi: Bài đại cáo viết về vấn đề gì? Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 46, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Đại cáo bình Ngô và trả lời câu hỏi: Bài đại cáo viết về vấn đề gì? Phương pháp giải: Dựa vào phần chuẩn bị trước khi đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Bài hịch thể hiện “hào khí Đông A”, hào khí đó được hội tụ từ tinh thần yêu nước quật cường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của đất nước, bảo vệ lợi ích của từng dòng họ và con người Đại Việt, với ý chí quyết không chịu làm nô lệ ngoại bang. - Để bảo vệ được Tổ quốc thì phải luôn nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tích cực rèn luyện, học tập để có được sức mạnh và trí tuệ phục vụ Tổ quốc. Đất nước có hùng mạnh thì mới có thể chống lại kẻ thù xâm lược. - Luôn phải đặt lợi ích dân tộc, quyền lợi của đất nước lên trên hết, phải hiểu việc bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc cũng chính là bảo vệ gia đình và bản thân mình. Câu 2 Câu 2 (trang 46, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, chỉ ra những lĩnh vực mà tác giả nhắc tới để khẳng định chủ quyền Lời giải chi tiết: Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục. Có nền văn hiến lâu đời, đó là điều không dân tộc nào có Có cương vực lãnh thổ riêng biệt Phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc Lịch sử lâu đời, với các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần sánh ngang với các triều đại Trung Quốc Hán, Đường, Tống Nguyên, khẳng định niềm tự tôn dân tộc qua từ “đế”. Có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước, chưa bao giờ thiếu hiền tài. Câu 3 Câu 3 (trang 46, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản. Phương pháp giải: Dựa vào chủ đề, nội dung của văn bản để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Luận đề của đoạn trích là: “Tư tưởng nhân nghĩa vì dân” được nêu ngay ở câu đầu tiên. - Luận điểm: Nước Đại Việt là một quốc gia độc lập. - Lí lẽ: có nền văn hiến, văn hóa từ lâu đời, có lịch sử oanh liệt sánh vai với các cường quốc, có cương vực, lãnh thổ riêng có nhân tài. - Dẫn chứng từ thực tiễn: + Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam khác biệt; các triều đại từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, xưng đế ngang hàng với các triều đại Trung Hoa. + Những chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc trước quân xâm lược phương Bắc. Đó đều là những chứng cứ lịch sử hùng hồn không thể chối cãi. Câu 4 Câu 4 (trang 46, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học về các biện pháp so sánh, đối để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Nghệ thuật so sánh so sánh ngang hàng giữa hai nước trên tất cả các phương diện quốc gia đã cho thấy tư tưởng độc lập, niềm tự hào dân tộc của tác giả. Như nước Đại Việt ta từ trước/ vốn xưng nền văn hiến đã lâu. - Các hình ảnh so sánh được lựa chọn là các hình ảnh tiêu biểu có giá trị nghệ thuật và mang tính điển hình. Thông qua các hình ảnh cụ thể đó mà làm nổi bật tính biểu tượng nghệ thuật, những hàm ẩn sâu xa được tác giả gửi gắm trong văn bản. - Ngôn từ thể hiện qua việc lựa chọn các từ ngữ cụ thể, phù hợp với cảm xúc của tác giả: khi thì hùng hồn, khi thì căm phẫn, bí thiết, tự hào,... HS lựa chọn và chỉ cụ thể việc sử dụng ngôn từ. - Nghệ thuật đối và nhịp của các câu văn biền ngẫu, từng cặp từng cặp một “ Việc nhân nghĩa... / Quân điếu phạt...”, “ Từ Triệu, Đinh…. / Cùng Hán, Đường..”, “Lưu Cung tham công / Triệu Tiết thích lớn..”. “Cửa Hàm Tử... / Sông Bạch Đằng..” giúp cho đoạn mở đầu bài đại cáo hết sức hùng hồn, có âm vang của Tuyên ngôn Độc lập, âm vang của các chiến thắng oanh liệt và niềm tự hào bất tận của một dân tộc vừa thoát khỏi ách nô lệ của kẻ thù. Câu 5 Câu 5 (trang 46, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Những chiến thắng nào trong lịch sử đã được Nguyễn Trãi nêu ra trong đoạn trích? Việc nêu chiến thắng lịch sử nhằm mục đích gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Những chiến thắng oanh liệt trước quân xâm lược phương Bắc được Nguyễn Trãi nêu ra trong bài đại cáo: - Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng trước quân Nam Hán xâm lược năm 938 mở ra thời kì độc lập, tự chủ của dân tộc. - Chiến thắng sông Như Nguyệt (sông Cầu) của Lý Thường Kiệt và quân dân Đại Việt trước quân Nam Tống xâm lược năm 1076. - Các chiến thắng của quân dân nhà Trần trước quân Mông - Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba ở Hàm Tử (1285) và sông Bạch Đằng (1288). Việc nêu lên những chiến thắng lịch sử oanh liệt trước kẻ thù xâm lược của Nguyễn Trãi nhằm mục đích: - Khẳng định độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt. - Khẳng định sức mạnh của nước Đại Việt trước những kẻ thù xâm lược, dù chúng đến từ phương nào, thời kì nào. - Nêu bài học để răn đe kẻ thù và khích lệ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của quân dân Đại Việt. Câu 6 Câu 6 (trang 46, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Hãy tìm hiểu lập trường của Nguyễn Trãi được thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta. Phương pháp giải: Đọc văn bản và đưa ra câu trả lời Lời giải chi tiết: Lập trường của Nguyễn Trãi thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta: - Trước hết, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân nghĩa vì dân để nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đối lập với hành động phi nghĩa, giả danh “nhân nghĩa” của quân Minh xâm lược. - Tiếp theo, ông kết hợp giữa lập trường chính nghĩa và lập trường dân tộc, đề cao truyền thống lịch sử, nền văn minh, văn hóa của nước Đại Việt, cho thấy Đại Việt là một quốc gia độc lập, có nền văn hiến, văn hóa từ lâu đời, là một quốc gia có lịch sử truyền thống oanh liệt với những chiến công hiển hách trước các thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Câu 7 Câu 7 (trang 47, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em nhận thức được điều gì về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi? Phương pháp giải: Từ những lập luận, lí lẽ của tác giả đưa ra ý kiến của bản thân Lời giải chi tiết: - Người viết văn nghị luận phải có tâm huyết với vấn đề mà bài văn đề cập, có tri thức sâu rộng về các phương diện được bàn đến. - Luận đề hoặc luận điểm cơ bản phải sáng rõ, mang tính thời đại hoặc là vấn đề quan trọng trong cuộc sống, cần phải nêu lên ngay từ đầu bài văn. - Các quan điểm đưa ra phải đúng đắn, đanh thép với kẻ thù lập luận rõ ràng. Các chứng cứ phải xuất phát từ hiện thực khách quan. - Cần biết cách khai thác các yếu tố kỹ thuật tạo lập văn bản như sự so sánh, đối lập,... để sáng tạo nên những hình ảnh có sức mạnh lan tỏa, truyền cảm đến người nghe, người đọc. Câu 8 Câu 8 (trang 47, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Đọc đoạn trích Đại cáo bình Ngô sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Vừa rồi: a) Đoạn trích trên thể hiện nội dung gì của bài đại cáo? b) Tác giả đã tố cáo những tội ác nào của kẻ thù? Mục đích của sự tố cáo đó là gì? c) Tình cảm, thái độ của Nguyễn Trãi được thể hiện rất rõ trong đoạn trích trên. Hãy phân tích để thấy được điều đó. d) Hãy chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích bài đại cáo. e) Đoạn trích trên được viết theo thể văn gì? Hãy chỉ ra một vài đặc trưng của thể văn đó được thể hiện trong đoạn trích. Phương pháp giải: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: a, Đoạn trích (đây là phần thứ hai trong bố cục bốn phần của bài đại cáo) là sự tiếp tục một cách có hệ thống nội dung của phần 1 (nêu luận đề chính nghĩa và niềm tự hào dân tộc) nhằm vạch trần âm mưu thâm độc, giả nhân, giả nghĩa của nhà Minh, lên án chủ trương cai trị khắc nghiệt của chúng và tố cáo mạnh mẽ tội ác diệt chủng, hủy hoại văn hóa Đại Việt của kẻ thù xâm lược. b, Tác giả tố cáo những âm mưu, tội ác của giặc Minh: - Âm mưu: Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh, vạch trần luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm âm mưu thôn tính nước ta vốn có từ lâu trong tư tưởng của "thiên triều". - Tội ác: Hủy hoại con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội. Bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, hủy hoại cả môi trường sống. - Âm mưu xâm lược nước ta là thâm độc nhất, tội ác tàn sát, giết hại nhân dân là man rợ nhất. Mục đích: Bản cáo trạng tội ác của kẻ thù trước bàn dân thiên hạ này nhằm làm cho mọi người thấy rõ âm mưu, tội ác có tính hệ thống với mục đích hủy diệt dân tộc, xóa bỏ nền văn hóa của Đại Việt. Đây cũng là bước chuẩn bị cho phần tiếp theo của bài đại cáo (nêu lên tính nhân nghĩa vì dân của khởi nghĩa Lam Sơn, ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, đem lại nền thái bình, cuộc sống ấm no cho người dân). c, Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện rất rõ trong phần tố cáo âm mini và tội ác của kẻ thù. Đó là thái độ mạnh mẽ trong việc vạch trần âm mưu thâm độc của quân Minh, lợi dụng việc nhà Hồ lật đổ nhà Trần để đưa quân sang xâm lược nước tại đó cũng là thái độ lên án gay gắt tội ác của chúng đối với nhân dân Đại Việt nền văn hóa, văn minh Đại Việt. Tất cả tạo nên lòng uất hận, sự căm thù quân xâm lược đến tận xương tủy, thể hiện tình cảm xót thương vô hạn trước sự đau khổ, bản cùng của dân chúng. Phân tích: Phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo mới thấy rõ, chỉ qua 5 câu thơ ngắn ngủi, nhưng tác giả đã lột tả được toàn bộ bức tranh xã hội rối ren lúc bấy giờ. Đó là những người lãnh đạo, đứng đầu đất nước đang bị thôn tính, nhu nhược, tham lam, chia bè chia phái, khiến lòng dân oán hận. Trong khi đó, bên ngoài giặc Minh lăm le dòm ngó bấy lâu thừa cơ gây loạn. Chính sự nhiễu nhương kết hợp với bè lũ bán nước và cướp nước đã ép buộc Đại Việt vào thế phải binh đao. Nguyễn Trãi là nhà chính trị nên một lập luận ông nêu đều vô cùng sắc bén và hợp lý. Đoạn thơ này cho thấy rõ, âm mưu xâm lược của giặc Minh và bọn gian tà bán nước cầu vinh. Vì lí do đó mà Đại Việt lâm nguy. Lũ bán nước, cướp nước ra sức hành hạ dân đen, gây ra bao tội lỗi. Sau khi đánh chiếm được nước ta, giặc Minh đô hộ Đại Việt trong suốt hai mươi năm với những chính sách vô cùng hà khắc, tàn bạo. “…Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Chứng kiến những cảnh xót xa của nhân dân, chính trị gia có trái tim nhân ái Nguyễn Trãi đã khẳng khái khẳng định tội ác của quân giặc là “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời”. Câu thơ như vừa thể hiện nỗi đau thấu tim gan của tác giả vì thương dân, vừa như lời đay nghiến quân giặc. Những hành vi bạo tàn của chúng không phải là do con người gây ra nữa. Chúng dối trời, lừa dân. Chúng không chỉ vơ vét của cải, sức người sức của mà còn hủy hoại cả môi trường, tàn phá cả những con côn trùng cây cỏ. Hơn thế, chúng thẳng tay tàn sát dân đen, những con người vô tội, thiện lương. Những con người quanh năm gắn bó ruộng đồng, hiền từ, đức độ. Ấy vậy mà chúng cũng giày xéo không tha. Với lối liệt kê hàng loạt, liên tiếp những hành động bào tàn của giặc, tác giả như đang tuôn trào bao cảm xúc giận giữ cảm thù. Xúc cảm ấy cũng là xúc cảm chung của toàn dân Đại Việt lúc bấy giờ. Chỉ muốn vùng lên để đấu tranh, chống lại kẻ thù. Phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo, càng thấy sự khéo léo trong cách sử dụng biện pháp nghệ thuật văn học của Nguyễn Trãi. Ông đã sử dụng phép nhân hóa đặc tả để vạch mặt tội ác thâm độc của quân cướp nước. Có sống giữa thời ấy, có lớn lên trong cảnh bạo ngược ấy mới thấy rõ quân giặc chẳng khác gì thú vật, coi mạng người như cỏ rác. Một lần phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo là một lần độc giả cảm thấy rùng rợn trước cảnh tượng tang của người dân Đại Việt năm xưa. Tưởng như chỉ là cảnh trong các bộ phim cổ trang, nhưng hóa ra lại là sự thật hiển nhiên, lịch sử ghi chép. “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Sự độc ác tày đình của quân xâm lược không chỉ khiến dân chúng oán thán mà còn khiến cả thiên nhiên phẫn nộ, đến đại dương cũng không rửa sạch mùi dơ bẩn, đến đất trời cũng không thể dung tha. Với lối dùng vế đối cân xứng, “độc ác- dơ bẩn”, “trúc Nam Sơn- nước Đông Hải”, “lòng người- trời đất”… tác giả như càng nhấn mạnh thêm sự sai trái của cuộc chiến tranh phi nghĩa. Ông mang cả những vật vô tri vô giác là thiên nhiên vào để khẳng định việc trà đạp lên mạng sống của người khác là tội không thể tha. Ông càng chứng tỏ rằng, không riêng gì con người mà mỗi loài sinh ra trong cõi đời đều có quyền được sống. Có thể nói, khi phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo, người đọc như đang xem một bộ phim lịch sử thấm đẫm máu và nước mắt. Ở đó có những đau thương mất mát của dân tộc mà không gì có thể bù đắp được. Nhưng độc giả cũng có thể cảm nhận được sự kiên cường, bất khuất của nhân dân Đại Việt. Với lời văn đanh thép, hùng hồn, tuôn trào trong từng câu chữ, hình ảnh, chính trị gia Nguyễn Trãi một lần nữa lên án gắt gao tội ác của quân giặc. d, - Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê sự việc theo một trình tự rất logic: từ vạch trần âm mưu thâm độc, lên án chủ trương cai trị khắc nghiệt đến tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác. - Nghệ thuật đối: việc tạo các phép đối và nhịp của các câu văn biền ngẫu trong đoạn trích, từng cặp từng cặp một đã tạo cho bài đại cáo mang âm hưởng của một bản cáo trạng tội ác của kẻ thù với nhân dân Đại Việt khi dân tộc phải sống dưới ách nô lệ của giặc Minh. e, - Đoạn trích trên được viết theo thể văn biền ngẫu - Đặc trưng: + Đối theo bằng trắc, từ loại tạo nên vần điệu theo từng cặp câu một. + Câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau + Sử dụng điển cố + Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính phô trương
|