Giải Bài tập đọc hiểu: Tôi đi học trang 8 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diềuNội dung chính của văn bản là gì? Em có nhận xét gì về cốt truyện của truyện ngắn này? Nhân vật chính trong truyện là ai? Nhân vật ấy được khắc họa từ những phương diện nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 8, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Nội dung chính của văn bản là gì? Em có nhận xét gì về cốt truyện của truyện ngắn này? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Nội dung chính của văn bản: kể lại những kỉ niệm in đậm trong tâm trí tác giả về ngày đầu tiên đi học. - Cốt truyện của truyện ngắn này rất đặc biệt: ít sự việc và hành động; không có mâu thuẫn, xung đột gay gắt,... mà chủ yếu tập trung vào miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật. Câu 2 Câu 2 (trang 8, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Nhân vật chính trong truyện là ai? Nhân vật ấy được khắc họa từ những phương diện nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Nhân vật chính trong truyện là "tôi" - một cậu bé trong buổi đầu tiên đến trường. Nhân vật ấy chủ yếu được khắc họa từ phương diện tâm lí, những suy nghĩ và tình cảm, cảm xúc... Điều đó phù hợp với tính chất trữ tình, giàu chất thơ của truyện ngắn này. Câu 3 Câu 3 (trang 8, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Tâm trạng của nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đến lớp diễn ra theo trình tự sau: Ban đầu là bâng khuâng, phấn chấn đi bên mẹ trên con đường đến trường chuyển sang bỡ ngỡ, rụt rè "đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ", "như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ". Tiếp đến là cảm thấy lúng túng, vụng về "thấy mình chơ vơ là lúc này". Sau đó, giật mình khi nghe gọi đến tên. Cuối cùng là bật khóc: "Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo." - Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh. Ví dụ, các so sánh trong hai câu sau đã diễn tả được cảm giác ngập ngừng, e sợ, hồi hộp đến căng thẳng của những cậu bé trong buổi đầu tiên đến trường: + "Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ." + "Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập." Câu 4 Câu 4 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): (Câu hỏi 4, SGK) Truyện ngắn Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất thơ. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, chú ý hình thức văn bản. Lời giải chi tiết: Đây là đặc điểm khá nổi trội của truyện ngắn này. Đặc điểm giàu chất thơ ấy được tạo nên từ nội dung và hình thức của văn bản. - Về nội dung: Tác giả tập trung miêu tả những cảm xúc và diễn biến tâm trạng vừa vui mừng, phấn chấn vừa ngỡ ngàng, lo sợ,... của nhân vật "tôi" trong buổi đầu tiên đến trường một cách chân thực và cảm động. - Về nghệ thuật: Cốt truyện rất đơn giản, nhẹ nhàng; ngôn ngữ miêu tả (tả cảnh vật và tâm trạng) tinh tế, giàu hình ảnh sinh động với nhiều biện pháp tu từ, nhất là ví von, so sánh... Câu 5 Câu 5 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): (Câu hỏi 5, SGK) Văn bản Tôi đi học đã nói giúp những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào? Phương pháp giải: Trả lời theo cảm nhận. Lời giải chi tiết: Văn bản đã nói nên tâm trạng, suy nghĩ hồi hộp của rất nhiều trong ngày đầu tiên đi học. →Cuộc đời học sinh trong sáng bắt đầu bằng những buổi học đầu tiên kì diệu bởi cảm xúc ta dành cho nó quá lớn, do vậy cũng có thể nói nó là niềm ấn tượng sâu sắc để mỗi người chúng ta chẳng thể quên được được dù có đi qua bao nhiêu năm tháng. Câu 6 Câu 6 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Phân tích tác dụng của ngôi kể trong truyện ngắn Tôi đi học? Chỉ ra sự phù hợp của ngôi kể này với chủ đề và âm hưởng chung của văn bản. Phương pháp giải: Xem kĩ nội dung phần Kiên thức ngữ văn bài 1 Lời giải chi tiết: Truyện ngắn Tôi đi học sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng "tôi". Truyện kể lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn của nhân vật "tôi" khi lần đầu đến trường. Do đề tài và chủ đề của truyện chủ yếu tập trung diễn tả tâm trạng, tình cảm nên việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã giúp tác giả diễn tả được tất cả thế giới nội tâm tinh tế và phức tạp của chính người viết. Ngôi kể khác sẽ không thể hiện được điều đó. Câu 7 Câu 7 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): a. Đoạn trích trên tập trung khắc họa nội dung gì? Bút pháp nghệ thuật nào được người viết sử dụng nổi bật trong đoạn trích ấy? b. Vì sao nhân vật “tôi” cảm thấy: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”? Nhận xét diễn biến tâm lí của nhân vật “tôi” qua chi tiết này. c. Trong đoạn trích trên, tại sao nhân vật “tôi” lại muốn cầm bút thước? Điều đó thể hiện nét tâm lí gì đang thay đổi trong nhân vật “tôi”? d. Xác định trợ từ và ý nghĩa cụ thể của trợ từ ấy trong câu sau: Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. e. Dẫn ra ít nhất hai câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích trên. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: a.Đoạn trích tập trung khắc họa tâm trạng "nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường" với diễn biến tâm lí vừa tự hào vừa e dè, non nớt, ngây thơ của nhân vật "tôi". Bút pháp nghệ thuật được người viết sử dụng nổi bật trong đoạn trích này là miêu tả (tả cảnh và tả tâm trạng). b. Nhân vật "tôi" cảm thấy: Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ." là do tâm trạng của ngày đầu tới trường, như tác giả đã viết: "Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học". Nhận xét: Tác giả đã thể hiện rất chính xác diễn biến tâm lí của nhân vật "tôi" qua chi tiết đó. Bởi vì cảnh vật ngoài đời thì chỉ có một nhưng sẽ thay đổi qua con mắt và tâm trạng của người ngắm nó. Nguyễn Du từng viết: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?". Vẫn cảnh vật ấy, con đường quen thuộc ấy,... nhưng do tâm trạng hồi hộp, vui sướng, lo âu,... nên nhân vật "tôi" nhìn cảnh vật thấy "lạ". c. Trong đoạn trích, nhân vật "tôi" muốn cầm bút thước vì tâm lí muốn thử sức, khi trông thấy: "Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết". Điều đó thể hiện tâm lí muốn chứng minh với mẹ và mọi người rằng mình đã lớn, mình cũng có thể làm được như các bạn khác. Đó chính là diễn biến tâm lí rất tinh tế đang thay đổi trong nhân vật "tôi". d. Trợ từ trong câu đã trích là: chỉ (chắc chỉ người thạo....): nhấn mạnh vào chủ ngữ "người thạo". e. - Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng - Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi
|