Giải Bài tập đọc hiểu: Quang Trung đại phá quân Thanh trang 21 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diềuNội dung nào sau đây là khái niệm của truyện lịch sử? Truyện lịch sử có cốt truyện như thế nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Nội dung nào sau đây là khái niệm của truyện lịch sử? A. Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống B. Truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử; được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động C. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống D. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, nhằm giáo dục con người Phương pháp giải: Xem kĩ nội dung kiến thức bài học Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 2 Câu 2 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Truyện lịch sử có cốt truyện như thế nào? A. Là một hệ thống sự kiện liên quan đến đời sống xã hội nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm B. Là một hệ thống sự việc kết nối các sự kiện quan trọng trong lịch sử xã hội nhằm phản ánh kinh nghiệm và triết lí sống C. Là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo một ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm D. Là một hệ thống sự kiện chính trị, xã hội liên quan đến dân tộc được sắp xếp từ xưa đến nay nhằm phản ánh xã hội, hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh Phương pháp giải: Xem kĩ nội dung kiến thức bài học Lời giải chi tiết: Đáp án C Câu 3 Câu 3 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): (Câu hỏi 4, SGK) Hãy làm sáng tỏ đặc điểm của một truyện lịch sử có cốt truyện đa tuyến qua đoạn trích (chú ý các yếu tố nhân vật và sự kiện chính). Phương pháp giải: Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài để thực hiện yêu cầu Lời giải chi tiết: Tác giả đã trình bày một chuỗi các sự kiện từ việc quân Thanh sang xâm lược đến việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua dẫn quân đánh bại quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống và quần thần tháo chạy. Đoạn trích của tái hiện những diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật khác nhau: + Suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Tôn Sĩ Nghị + Các cảm xúc, suy nghĩ, hành động của Quang Trung + Diễn biến tâm trạng, cảm xúc, hành động của vua Lê Chiêu Thống Câu 4 Câu 4 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến đọc thông điệp gì? Thông điệp ấy có giá trị với cuộc sống hôm nay như thế nào? Phương pháp giải: Trả lời theo ý hiểu của bản thân Lời giải chi tiết: Theo em, qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về lòng yêu nước và tôn trọng lịch sử dân tộc. Đến ngày nay tinh thần yêu nước và tự hào về lịch sử của dân tộc vẫn còn được lưu giữ và phát huy, thế hệ trẻ ngày càng có ý thức trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Câu 5 Câu 5 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): (Câu hỏi 6, SGK) Để viết bài giới thiệu về nhân vật Quang Trung trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh, em sẽ nêu những ý chính nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Giới thiệu khái quát thông tin về nhân vật (tên, thời đại) - Phẩm chất con người của ông. (Tính cách, tài năng) - Những chiến công của ông. Câu 6 Câu 6 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Lời dụ của vua Quang Trung đối với quân lính có ý nghĩa như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc. - Nêu truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông. - Lời phủ dụ được xem như một bài hịch ngắn gọn, kích thích lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc. - Có ý nghĩa củng cố, chấn chỉnh quân đội Câu 7 Câu 7 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần nhà Lê nhưng vì sao lại khắc hoạ hình ảnh vua Quang Trung đẹp đến như thế? Phương pháp giải: Trả lời theo ý kiến cá nhân và lí giải hợp lí Lời giải chi tiết: Các tác giả trong nhóm Ngô Gia Văn phái vốn là bề tôi trung thành của nhà Lê nhưng lại xây dựng hình tượng đẹp về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ. Trước hết các tác giả có ý thức tôn trọng sự thật lịch sử. Sống giữa những biến động của thời đại các tác giả thấy rõ sự thối nát hèn kém của vua Lê chúa Trịnh , đồng thời cũng không thể phủ nhận được công lao cũng như tài năng của người anh hùng Quang Trung -Nguyễn Huệ. Bên cạnh đó các tác giả là những người tiến bộ, họ đã vượt lên khỏi định kiến giai cấp, vượt ra khỏi chỗ đứng giai cấp để phản ánh về Quang Trung - Nguyễn Huệ. Cuối cùng các tác giả là những người yêu nước, họ tự hào về những chiến công vĩ đại của dân tộc, không thể không nhắc tới Quang Trung, là linh hồn và tổng chỉ huy của cuộc chiến đấu. Câu 8 Câu 8 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đọc đoạn trích trong SBT Ngữ văn 8 CD tập 2 trang 22-23 a) Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Sự việc ấy có liên quan đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc? b) Trong đoạn trích, ai là nhân vật chính? Nhân vật nào có thật trong lịch sử và nhân vật nào được hư cấu? c) “Phá cường địch báo hoàng ân” có nghĩa là gì? Vì sao Trần Quốc Toản rất tâm đắc với sáu chữ này? d) Trong đoạn trích trên, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: a) Đoạn trích kể về sự việc Trần Quốc Toản dựng cờ với sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân” để chiêu binh mãi mã, đánh giặc cứu nước. Sự việc ấy có liên quan đến sự kiện lịch sử của dân tộc là thời kì nhà Trần chống quân Nguyên xâm lược. b) Nhân vật chính trong đoạn trích là Trần Quốc Toản. Nhân vật Trần Quốc Toản, Chiếu Thành Vương, phu nhân có thật trong lịch sử, còn vị tướng già là nhân vật hư cấu. c) Sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” có nghĩa: phá giặc mạnh báo ơn vua, Trần Quốc Toản rất tâm đắc vì “sáu chữ đối nhau chan chát, lời đanh thép, ý hùng thể hiện niềm khát khao được đánh giặc cứu nước của Trần Quốc Toản. d) Trong đoạn trích, em ấn tượng nhất với dòng chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” của Trần Quốc Toản in trên lá cờ. Bởi lẽ, dòng chữ này mang ý nghĩa mạnh mẽ và đầy tự hào, thể hiện quyết tâm và sự kiên trì trong việc đánh bại kẻ thù và bảo vệ quê hương. Câu này cũng tạo ra một cảm giác động viên và khích lệ cho trong em, gợi lên niềm tin vào khả năng vượt qua khó khăn và chiến thắng trong cuộc sống.
|