Giải bài 9 trang 24 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạoChọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d. Cho (K) là một khoảng trên (mathbb{R}); (Fleft( x right)) là một nguyên hàm của hàm số (fleft( x right)) trên (K); (Gleft( x right)) là một nguyên hàm của hàm số (gleft( x right)) trên (K). a) Nếu (Fleft( x right) = Gleft( x right)) thì (fleft( x right) = gleft( x right)). b) Nếu (fleft( x right) = gleft( x right)) thì (Fleft( x right) = Gleft( x right)). c) (int {fleft( x right)dx} = Fleft( x r Đề bài Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d. Cho K là một khoảng trên R; F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K; G(x) là một nguyên hàm của hàm số g(x) trên K. a) Nếu F(x)=G(x) thì f(x)=g(x). b) Nếu f(x)=g(x) thì F(x)=G(x). c) ∫f(x)dx=F(x)+C,C∈R. d) ∫f′(x)dx=F(x)+C,C∈R. Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng định nghĩa nguyên hàm. Lời giải chi tiết F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nên ta có F′(x)=f(x). G(x) là một nguyên hàm của hàm số g(x) trên K nên ta có G′(x)=g(x). Nếu F(x)=G(x) thì F′(x)=G′(x) hay f(x)=g(x). Vậy a) đúng. F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nên ta có ∫f(x)dx=F(x)+C. G(x) là một nguyên hàm của hàm số g(x) trên K nên ta có ∫g(x)dx=G(x)+C. Nếu f(x)=g(x) thì ∫f(x)dx=∫g(x)dx+C hay F(x)=G(x)+C. Vậy b) sai, c) đúng. Theo định nghĩa nguyên hàm ta có ∫f′(x)dx=f(x)+C. Vậy d) sai. a) Đ. b) S. c) Đ. d) S.
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+ TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM, 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, luyện thi theo 3 giai đoạn: Nền tảng lớp 12, Luyện thi chuyên sâu, Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|