Bài 7.2 phần bài tập bổ sung trang 107 SBT toán 9 tập 2Giải bài 7.2 phần bài tập bổ sung trang 107 sách bài tập toán 9. Cho đường tròn tâm O bán kính R và hai dây AB, CD bất kì... Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải Toán - Văn - Anh Đề bài Cho đường tròn tâm O bán kính R và hai dây AB, CD bất kì. Gọi M là điểm chính giữa của cung nhỏ AB. Gọi E và F tương ứng là giao điểm của MC, MD với dây AB. Gọi I và J tương ứng là giao điểm của DE, CF với đường tròn (O). Chứng minh IJ song song với AB. Phương pháp giải - Xem chi tiết Ta sử dụng kiến thức: +) Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối nhau bằng 180∘ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn. +) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn. +) Trong một đường tròn, số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn. +) Nếu C là một điểm trên cung AB thì: sđ⏜AB=sđ⏜AC+sđ⏜CB. +) Trong một đường tròn, các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau. Lời giải chi tiết Xét đường tròn (O) có M là điểm chính giữa của cung nhỏ ⏜AB. Suy ra ⏜MA = ⏜MB Lại có: ^AEC=12(sđ⏜AC+sđ⏜MB) (góc có đỉnh ở trong đường tròn) ^CDM=12sđ⏜MAC (tính chất góc nội tiếp) hay ^CDF=12(sđ⏜MA+sđ⏜AC)=12(sđ⏜AC+sđ⏜MB) Suy ra: ^AEC=^CDF Ta có: ^AEC+^CEF=180∘ (hai góc kề bù) Suy ra: ^CDF+^CEF=180∘ nên tứ giác CDFE nội tiếp ⇒^CDE=^CFE (2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ ⏜CE) hay ^CDI=^CFE Trong đường tròn (O) ta có: ^CDI=^CJI (2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ ⏜CAI) Suy ra: ^CJI=^CFE ⇒IJ//AB (vì có cặp góc ở vị trí đồng vị bằng nhau) HocTot.Nam.Name.Vn
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, (Xem ngay) Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, làm quen kiến thức, định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 10
|