Bài 7.1 phần bài tập bổ sung trang 107 SBT toán 9 tập 2

Giải bài 7.1 phần bài tập bổ sung trang 107 sách bài tập toán 9. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Vẽ các đường cao AI, BK, CL của tam giác ấy...

Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải

Toán - Văn - Anh

Đề bài

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Vẽ các đường cao AI,BK,CL của tam giác ấy.Gọi H là giao điểm của các đường cao vừa vẽ.

a) Chỉ ra các tứ giác nội tiếp có đỉnh lấy trong số các điểm A,B,C,H,I,K,L

b) Chứng minh ^LBH,^LIH,^KIH^KCH4 góc bằng nhau.

c) Chứng minh KB là tia phân giác của ^LKI.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta sử dụng kiến thức:

+) Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối nhau bằng 180 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

+) Tứ giác có hai đỉnh cùng nhìn một cạnh dưới một góc vuông là tứ giác nội tiếp.

+) Trong một đường tròn, các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

Lời giải chi tiết

ABC là tam giác nhọn nên ba đường cao cắt nhau tại điểm H nằm trong tam giác ABC.

a) Tứ giác AKHL có: ^AKH+^ALH=90+90=180

Nên tứ giác AKHL nội tiếp.

+) Tứ giác BIHL có: ^BIH+^BLH=90+90=180

Nên tứ giác BIHL nội tiếp.

+) Tứ giác CIHK có: ^CIH+^CKH=90+90=180

Nên tứ giác CIHK nội tiếp.

+) Tứ giác ABIK có: ^AKB=90;^AIB=90

KI nhìn đoạn AB dưới một góc vuông nên tứ giác ABIK nội tiếp.

+) Tứ giác BCKL^BKC=90;^BLC=90

Suy raKL nhìn đoạn BC dưới một góc vuông nên tứ giác BCKL nội tiếp.

+) Tứ giác ACIL^AIC=90;^ALC=90

Suy raIL nhìn đoạn AC dưới một góc vuông nên tứ giác ACIL nội tiếp.

b) Tứ giác BIHL nội tiếp.

^LBH=^LIH (2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ LH) \;\;(1)

Tứ giác CIHK nội tiếp.

\Rightarrow \widehat {HIK} = \widehat {HCK} (2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \overparen{HK})         \;\;(2)

Tứ giác BCKL nội tiếp.

\Rightarrow \widehat {LBK} = \widehat {LCK} (2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \overparen{LK}) hay \widehat {LBH} = \widehat {HCK}   \;\;(3)

Từ (1), (2)(3) suy ra \widehat {LBH}=\widehat {LIH}=\widehat {KIH}=\widehat {KCH}

c) Tứ giác CIHK nội tiếp.

\Rightarrow \widehat {ICH} = \widehat {IKH} (2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \overparen{IH}) \;\;(*)

Tứ giác LKCB nội tiếp.

\Rightarrow \widehat {LCB} = \widehat {LKB} (2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \overparen{LB}) \;\;(**)

Từ (*) và (**) suy ra \widehat {LKH} = \widehat {HKI}. Vậy KB là tia phân giác của \widehat {LKI}.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, (Xem ngay) Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, làm quen kiến thức, định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 10

close