Giải Bài 24: Cùng Bác qua suối VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Giới thiệu một lễ hội (hoặc hội) mà em biết. Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội), trong đó có dùng dấu gạch ngang. Nêu công dụng của dấu câu trong đoạn văn dưới đây. Điền dấu câu thích hợp để đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn văn dưới đây.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết thông tin vào phiếu đọc sách. 

Phương pháp giải:

Em có thể tìm kiếm các câu chuyện trong sách, báo, tạp chí.    

Lời giải chi tiết:

Em có thể tìm đọc những câu chuyện về: Thánh Gióng, Con Rồng Cháu Tiên, Trần Quốc Toản, Cao Bá Quát,...

- Ngày đọc: 8/9/2022

- Tên bài: Thánh Gióng

- Tác giả: Truyện cổ tích Việt Nam

- Tên vị thần/ người có công với đất nước: Thánh Gióng

Công lao của người đó: Đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Điều em nhớ nhất sau khi đọc: Thánh Gióng nhổ tre làm kiếm,....

Mức độ yêu thích: 5 sao.       

Câu 2

Giới thiệu một lễ hội (hoặc hội) mà em biết. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Tên lễ hội

(hoặc hội)

Địa điểm tổ chức lễ hội

(hoặc hội)

Các hoạt động trong lễ hội (hoặc hội)

Hội Lim

Bắc Ninh

Lễ rước, lễ tế, hát hội, giao lưu văn nghệ, quan họ, các trò chơi dân gian,...

Lễ Đèo Nhông – Dương liễu

Bình Định

dâng hương, Đánh trống khai mạc, múa lân dâng hương, dâng hoa vốn là truyền thống của lễ hội...

Hội Gióng

Sóc Sơn 

Dâng hương, lễ rước voi, tắm tượng, các trò chơi dân gian,...

Câu 3

Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội), trong đó có dùng dấu gạch ngang.

M: - Hội Lim được tổ chức ở đâu?

- Hội Lim được tổ chức ở tỉnh Bắc Ninh. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.   

Lời giải chi tiết:

- Lễ hội đền Gióng được tổ chức ở đâu?

- Lễ hội đền Gióng được tổ chức ở Sóc Sơn, Hà Nội. 

Câu 4

Nêu công dụng của dấu câu trong đoạn văn dưới đây:

Sáng nay, lớp Quốc Anh nghe cô kể chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. Cuối buổi, cô dặn cả lớp: “Chúng ta cần phải rèn đức tính kiên nhẫn.”. Về nhà, cậu kể lại chuyện cho mẹ và em gái nghe. Em gái thắc mắc:

- Mài như vậy thì lâu lắm mới xong, ảnh nhỉ?

(Theo Bùi Đức Anh) 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn và dựa vào ngữ cảnh trong đoạn văn để nêu công dụng của các dấu. 

Lời giải chi tiết:

- Dấu ngoặc kép: dẫn lời nói trực tiếp của cô giáo

- Dấu gạch ngang: đánh dấu lời thoại của em gái 

Câu 5

Điền dấu câu thích hợp để đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn văn dưới đây:

Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc giữ. Yết Kiêu đến gặp vua và nói: ____ Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá.____ . Vua hỏi: ____ Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền? ___. Yết Kiêu đáp: ___ Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng. ___ . 

(Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn và hoàn thành bài tập.   

Lời giải chi tiết:

Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc giữ. Yết Kiêu đến gặp vua và nói: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá.”. Vua hỏi: “Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền?”. Yết Kiêu đáp: “Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng.”. 

(Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)

  • Giải Bài 23: Hai Bà Trưng VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Viết một câu về sự việc trong từng tranh. Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống. Làm bài tập a hoặc b. Điền tr hoặc ch vào chỗ trống. Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng dưới đây để tạo thành từ ngữ. Viết 1 – 2 câu về một nhân vật lịch sử có công với đất nước mà em biết.

close