Giải Bài 19: Khi cả nhà bé tí VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dựa vào tranh, viết câu hỏi – đáp về hoạt động của từng người trong tranh. Làm bài tập a hoặc b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ chứa các tiếng sau. Người thân của em thích làm công việc gì? Điền thông tin vào bảng theo mẫu.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Dựa vào tranh, viết câu hỏi – đáp về hoạt động của từng người trong tranh. 

(1) M: - Hằng ngày bà của bạn thích làm gì?

- Bà tớ rất thích đọc báo. Bà thường đọc báo Sức khỏe và Đời sống. 

Phương pháp giải:

Em quan sát hoạt động của từng người trong tranh và dựa theo mẫu để đặt câu. 

Lời giải chi tiết:

(2) - Ông bạn thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi?

- Ông tớ rất thích trồng cây. Ông thường trồng và chăm sóc cây cảnh khi có thời gian rảnh rỗi.

(3) - Mẹ cậu thường làm gì khi nghỉ ngơi?

- Mẹ tớ thường xem ti vi để thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc căng thẳng.

(4) - Thường ngày sau khi tan làm về nhà bố cậu thường làm gì?

- Bố tớ rất thích nấu ăn. Bố thường vào bếp nấu những bữa ăn ngon cho gia đình sau khi đi làm về. 

Câu 2

Làm bài tập a hoặc b.

a. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

- Trong vườn, cây ….. (lịu/ lựu) sai …… (trĩu/ trữu) quả.

- Mẹ …… (địu/ đựu) bé lên nương.

- Đàn chim sà xuống cây bằng lăng, hót….. (líu/lứu) lo.

b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

- Bàn tay khéo léo của bố đã….. (biến/ biếng) những mảnh gỗ vụn thành máy bay, ô tô, con vịt,….

- Mẹ bảo Duy không nên lười …..(biến/ biếng), phải chăm tập thể dục hằng ngày.

- Anh Dũng giả làm….. (tiến/ tiếng) kêu của các con vật rất giỏi.

- Ở lớp, Mai và Hà là đôi bạn thân cùng …. (tiến/ tiếng).

Phương pháp giải:

Em đọc và chọn các từ phù hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh và có nghĩa. 

Lời giải chi tiết:

a.

- Trong vườn, cây lựu sai trĩu quả.

- Mẹ đựu bé lên nương.

- Đàn chim sà xuống cây bằng lăng, hót líu lo.

b.

- Bàn tay khéo léo của bố đã biến những mảnh gỗ vụn thành máy bay, ô tô, con vịt,….

- Mẹ bảo Duy không nên lười biếng, phải chăm tập thể dục hằng ngày.

- Anh Dũng giả làm tiếng kêu của các con vật rất giỏi.

- Ở lớp, Mai và Hà là đôi bạn thân cùng tiến

Câu 3

Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

Mẹ dang đôi cánh

Con …. (biến/ biếng) vào trong

Mẹ ngẩng đầu trông

Bọn diều, bọn quạ

Bây giờ thong thả

Mẹ đi lên đầu

Đàn con bé ….. (xíu/ xứu)

Líu ….. (ríu/ rứu) chạy sau.

(Theo Phạm Hổ)

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ và lựa chọn tiếng cần điền phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

Mẹ dang đôi cánh

Con biến vào trong

Mẹ ngẩng đầu trông

Bọn diều, bọn quạ

Bây giờ thong thả

Mẹ đi lên đầu

Đàn con bé xíu

Líu ríu chạy sau.

(Theo Phạm Hổ) 

Câu 4

Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ chứa các tiếng sau: 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đặt câu. 

Lời giải chi tiết:

+ Biến hoặc biếng:

- Mặt trời từ từ lặn xuống và biến mất sau rặng tre.

- Lười biếng là một phẩm chất xấu.

- Với bàn tay khéo léo, mẹ đã biến những nguyên liệu tươi ngon thành những món ăn hấp dẫn.

+ Tiến hoặc tiếng:

- Tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.

- Sau tiếng còi báo hiệu, hai hàng trước đồng loạt tiến lên. 

Câu 5

Người thân của em thích làm công việc gì? Điền thông tin vào bảng theo mẫu. 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ những người thân trong gia đình mình để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Người thân của em

Công việc yêu thích

M: Ông

Uống trà buổi sáng, tập thể dục, đi dạo công viên, chăm sóc cây cối,...

Tập dưỡng sinh, đi dạo công viên, xem ti vi, đọc báo,...

Bố

Xem tin tức, chạy bộ, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa,...

Mẹ

Nấu ăn, xem phim, mua sắm, chăm sóc vườn rau, đánh cầu lông,...

Anh, chị

Nhảy, hát, vẽ tranh, đọc sách, truyện, đi dã ngoại,... 

  • Giải Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về hoạt động của người thân trong gia đình và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Gạch dưới từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây. Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại. Khoanh vào chữ cái trước ý nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau. Nêu công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn sau. Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau. Viết 2 – 3 câu giới thiệu về ngôi nhà của em.

close