Giải Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về hoạt động của người thân trong gia đình và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Gạch dưới từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây. Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại. Khoanh vào chữ cái trước ý nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau. Nêu công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn sau. Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau. Viết 2 – 3 câu giới thiệu về ngôi nhà của em.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về hoạt động của người thân trong gia đình và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Phương pháp giải: Em tìm đọc các câu chuyện, bài thơ, bài văn trong sách, báo, tạp chí. Lời giải chi tiết: Em có thể tham khảo một số bài thơ như: Tình mẹ, Yêu mẹ, Mẹ ơi,... và điền vào phiếu đọc sách. - Ngày đọc: 8/8/2022 - Tên bài: Mẹ và cơn mưa - Tác giả: ... Nhân vật em thích nhất: Mẹ Lí do em thích nhân vật đó: Vì mẹ là người tần tảo một nắng hai sương, vất vả chăm lo cho gia đình. được một gia đình hạnh phúc như hiện tại là cả một trời vất vả của mẹ. Mức độ yêu thích: 5 sao Câu 2 Gạch dưới từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây: Bà nội của tôi là bà ngoại em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, em My bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng. (Theo Vũ Tú Nam) Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Bà nội của tôi là bà ngoại em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng. Câu 3 Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại. - Bên nội: cô,... - Bên ngoại: cậu,... Phương pháp giải: Em dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: - Bên nội: cô, ông nội, bà nội, , bác trai, bác gái, chú, anh, chị, em họ,... - Bên ngoại: cậu, ông ngoại, bà ngoại, dì, anh, chị, em họ,... Câu 4 Khoanh vào chữ cái trước ý nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau: Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Theo Thanh Tịnh) a. Để báo hiệu lời nói trực tiếp b. Để báo hiệu phần giải thích c. Để báo hiệu phần liệt kê Phương pháp giải: Em đọc câu văn và dựa vào công dụng của dấu hai chấm để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Công dụng của dấu hai chấm trong câu văn là: b. Để báo hiệu phần giải thích. Câu 5 Nêu công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn sau: Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thức đã học về công dụng của dấu hai chấm để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Công dụng của dấu hai chấm trong các câu văn là: a. Để báo hiệu phần liệt kê. b. Để báo hiệu phần giải thích. c. Để báo hiệu phần giải thích. Câu 6 Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau: a. Các bạn tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11 Quang Anh, Nam Hải, Ngọc Mai, Thu Thuỷ và Trọng Vĩnh. b. Hộp bút của Hà có rất nhiều thứ bút bi, bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,… Phương pháp giải: Em đọc kĩ các câu và dựa vào công dụng của dấu hai chấm để điền sao cho phù hợp. Lời giải chi tiết: a. Các bạn tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11: Quang Anh, Nam Hải, Ngọc Mai, Thu Thuỷ và Trọng Vĩnh. b. Hộp bút của Hà có rất nhiều thứ: bút bi, bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,… Câu 7 Viết 2 – 3 câu giới thiệu về ngôi nhà của em. Phương pháp giải: Em quan sát ngôi nhà của mình để hoàn thành bài giới thiệu. - Ngôi nhà có màu gì? - Bố cục ngôi nhà như thế nào? - Em thường làm gì khi ở nhà? Lời giải chi tiết: Ngôi nhà của em là nhà cấp bốn được sơn màu xanh ngọc rất đẹp và tươi mát. Trước nhà có sân rộng và rất nhiều cây xanh, trong nhà có một phòng khách, một phòng bếp, hai phòng ngủ và hai nhà vệ sinh. Mỗi khi rảnh rỗi em thường ra trước hiên nhà chơi và chăm sóc cây cối trong vườn.
|