Bài 15 trang 7 SBT toán 8 tập 2

Giải bài 15 trang 7 sách bài tập toán 8. Giải các phương trình sau: a) 0,25x + 1,5 = 0 ; b) 6,36 - 5,3x = 0 ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Giải các phương trình sau:

LG a

\(0,25x + 1,5 = 0\)

Phương pháp giải:

Phương trình \(ax+b=0\) (với \(a\ne0\)) được giải như sau :

\(ax + b = 0 \Leftrightarrow  ax = -b  \Leftrightarrow  x = \dfrac{-b}{a}\)

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất là \(x=   \dfrac{-b}{a}. \)

Giải chi tiết:

\(0,25x + 1,5 = 0\)

\( \Leftrightarrow 0,25x =  - 1,5\)

\( \Leftrightarrow x =  - 1,5:0,25\)

\(\Leftrightarrow x =  - 6\)

Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \{-6\}.\)

LG b

\(6,36 - 5,3x = 0\)

Phương pháp giải:

Phương trình \(ax+b=0\) (với \(a\ne0\)) được giải như sau :

\(ax + b = 0 \Leftrightarrow  ax = -b  \Leftrightarrow  x = \dfrac{-b}{a}\)

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất là \(x=   \dfrac{-b}{a}. \)

Giải chi tiết:

\(6,36 - 5,3x = 0\)

\( \Leftrightarrow 6,36 = 5,3x\)

\( \Leftrightarrow x=6,36:5,3 \)

\(\Leftrightarrow x = 1,2\)

Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \{1,2\}.\)

LG d

\(\displaystyle {4 \over 3}x - {5 \over 6} = {1 \over 2}\)

Phương pháp giải:

Phương trình \(ax+b=0\) (với \(a\ne0\)) được giải như sau :

\(ax + b = 0 \Leftrightarrow  ax = -b  \Leftrightarrow  x = \dfrac{-b}{a}\)

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất là \(x=   \dfrac{-b}{a}. \)

Giải chi tiết:

\(\displaystyle {4 \over 3}x - {5 \over 6} = {1 \over 2}\)

\(\eqalign{  &  \Leftrightarrow {4 \over 3}x = {1 \over 2} + {5 \over 6}  \cr  &  \Leftrightarrow {4 \over 3}x = {4 \over 3} \cr  &\Leftrightarrow x = 1 \cr} \)

Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \{1\}.\)

LG d

\(\displaystyle  - {5 \over 9}x + 1 = {2 \over 3}x - 10\)

Phương pháp giải:

Áp dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân :

+ Quy tắc chuyển vế : trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

+ Quy tắc nhân với một số : trong một phương trình, ta có thể nhân (hoặc chia) cả hai vế với cùng một số khác \(0\).

Giải chi tiết:

 \(\displaystyle  - {5 \over 9}x + 1 = {2 \over 3}x - 10\)

\(\eqalign{  &  \Leftrightarrow 1 + 10 = {2 \over 3}x + {5 \over 9}x  \cr  &  \Leftrightarrow 11 = {{11} \over 9}x  \cr  &  \Leftrightarrow x = 11:{{11} \over 9} \Leftrightarrow x = 9 \cr} \)

Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \{9\}.\)

 HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 16 trang 7 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 16 trang 7 sách bài tập toán 8. Giải các phương trình sau: a) 3x + 1 = 7x - 11 ; b) 5 - 3x = 6x + 7 ...

  • Bài 17 trang 7 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 17 trang 7 sách bài tập toán 8. Chứng tỏ rằng các phương trình sau đây vô nghiệm : a) 2(x + 1) = 3 + 2x ...

  • Bài 18 trang 7 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 18 trang 7 sách bài tập toán 8. Cho phương trình (m^2 – 4)x + 2 = m.Giải phương trình trong mỗi trường hợp sau: a) m = 2 ; b) m = -2 ; c) m = -2,2.

  • Bài 14 trang 7 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 14 trang 7 sách bài tập toán 8. Giải các phương trình sau: a) 7x + 21 = 0 ; b) 5x - 2 = 0 ...

  • Bài 13 trang 6 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 13 trang 7 sách bài tập toán 8. Tìm giá trị của k, biết rằng một trong hai phương trình sau đây nhận x = 5 làm nghiệm, phương trình còn lại nhận x = -1 làm nghiệm : 2x = 10 và 3 - kx = 2.

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close