Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Lương Thế Vinh năm 2022Tải vềTừ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? Phần gạch chân trong câu: “Mùa lũ, dòng sông ầm ầm chảy ngày đêm như thác.” làm rõ nghĩa cho từ nào dưới đây?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi BÀI KHẢO SÁT MÔN TIẾNG VIỆT VÀO LỚP 6 Thời gian làm bài: 60 phút Phần I. Trắc nghiệm (2.5 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? A. Chót vót B. Lênh khênh C. Chông chênh D. Hát hò Câu 2. Phần gạch chân trong câu: “Mùa lũ, dòng sông ầm ầm chảy ngày đêm như thác.” làm rõ nghĩa cho từ nào dưới đây? A. Dòng sông B. Lũ C. Chảy D. Thác Câu 3. Xét về mặt từ loại, nhóm từ “địa điểm, địa chỉ, địa phương” có điểm gì chung? A. Đều là tính từ C. Đều là danh từ B. Đều là động từ D. Đều là quan hệ từ Câu 4. Đọc đoạn văn sau và cho biết trong đoạn văn có bao nhiêu từ láy? “Thời gian cứ thế trôi qua. Cây trong vườn bốn mùa lặng lẽ đơm hoa kết trái. Bọn trẻ chúng tôi cứ hồn nhiên hưởng hoa thơm, trái ngọt từ vườn cây nhà ông bà. Để rồi một hôm nào đó như hôm nay đây, tôi bùi ngùi tưởng nhớ người đã nhọc nhằn trồng cây cho chúng tôi hái quả.” A. 3 từ láy B. 4 từ láy C. 5 từ láy D. 6 từ láy Câu 5. Xác định chủ ngữ trong câu: “Nắng bắt đầu len tới rừng cây, rực rỡ sắc vàng hòa với ánh sáng chói chang của trưa hè.” A. Nắng bắt đầu len tới rừng cây C. Nắng, ánh sáng B. Nắng D. nắng, sắc vàng Câu 6. Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian? A. Tháng giêng, trăng trong veo trên nền trời thăm thẳm. B. Cuối năm, các cửa hàng đều trang hoàng lộng lẫy. C. Trong vườn, hoa trái ngào ngạt hương thơm, rực rỡ sắc màu. D. Mùa hè, bầu trời rất nóng và cháy lên những tia sáng rực rỡ. Câu 7. Câu nào sau đây là câu ghép chỉ mục đích? A. Nhà tôi để xe ở dưới hầm chung cư. B. Bạn Lan để quên cặp sách ở lớp học. C. Tôi ra tỉnh học để lại sau lưng mọi kỷ niệm thuở ấu thơ. D. Tôi cố gắng rèn luyện để bản thân ngày càng hoàn thiện. Câu 8. Câu nào sau đây không phải là câu ghép? A. Tôi đang làm bài tập cô giáo giao hôm qua. B. Tôi chạy, nó cũng chạy. C. Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi cay cay. D. Chiếc lá chòng chành, chú nhái bén ngơ ngác nhìn xung quanh. Câu 9. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn: “Khi mùa thu đến, cảnh vật có nhiều thay đổi. Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.”? A. Nhân hóa, nói quá C. So sánh, nói quá B. Nhân hóa, so sánh D. So sánh, chơi chữ Câu 10. Phép nhân hóa trong câu thơ sau được tạo ra bằng cách nào? “Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ” A. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật B. Dùng từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. D. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. Phần II. Đọc hiểu (3.5 điểm) Trong bài “Trước cổng trời”, tác giả Nguyễn Đình Ảnh đã viết:
Câu 1. (0.5 điểm) Đứng ở công trời, tác giả thấy cổng trời có những đặc điểm gì? Câu 2. (0.5 điểm) Từ vị trí cổng trời nhìn ra xa, tác giả đã thấy những sự vật nào? Câu 3. (0.5 điểm) Chỉ rõ và gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 4. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, nêu cảm nhận của em về cảnh sắc nơi cổng trời được miêu tả trong đoạn thơ trên. Phần III. Viết (4.0 điểm) Ngày 6/4/2022, sau gần một năm ở nhà học trực tuyến vì dịch Covid 19, học sinh thành phố Hà Nội đã hân hoan đến trường học tập trực tiếp. Em hãy viết một bài văn kể lại ngày đầu tiên đầy niềm vui ấy. ------- Hết -------- Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I. Trắc nghiệm (2.5 điểm)
Câu 1. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? A. Chót vót B. Lênh khênh C. Chông chênh D. Hát hò Lời giải chi tiết: Các từ chót vót, lênh khênh, chông chênh là tính từ Từ hát hò là động từ => Từ hát hò không cùng nhóm với các từ còn lại Chọn D. Câu 2. Phần gạch chân trong câu: “Mùa lũ, dòng sông ầm ầm chảy ngày đêm như thác.” làm rõ nghĩa cho từ nào dưới đây? A. Dòng sông B. Lũ C. Chảy D. Thác Lời giải chi tiết: Từ ầm ầm là tính từ bổ nghĩa cho động từ chảy, trả lời cho câu hỏi “chảy như thế nào?” Chọn C Câu 3. Xét về mặt từ loại, nhóm từ “địa điểm, địa chỉ, địa phương” có điểm gì chung? A. Đều là tính từ C. Đều là danh từ B. Đều là động từ D. Đều là quan hệ từ Lời giải chi tiết: Các từ địa điểm, địa chỉ, địa phương đều là danh từ chung Chọn C. Câu 4. Đọc đoạn văn sau và cho biết trong đoạn văn có bao nhiêu từ láy? “Thời gian cứ thế trôi qua. Cây trong vườn bốn mùa lặng lẽ đơm hoa kết trái. Bọn trẻ chúng tôi cứ hồn nhiên hưởng hoa thơm, trái ngọt từ vườn cây nhà ông bà. Để rồi một hôm nào đó như hôm nay đây, tôi bùi ngùi tưởng nhớ người đã nhọc nhằn trồng cây cho chúng tôi hái quả.” A. 3 từ láy B. 4 từ láy C. 5 từ láy D. 6 từ láy Lời giải chi tiết: Các từ láy trong đoạn văn là: lặng lẽ, bùi ngùi, nhọc nhằn (3 từ) Chọn A. Câu 5. Xác định chủ ngữ trong câu: “Nắng bắt đầu len tới rừng cây, rực rỡ sắc vàng hòa với ánh sáng chói chang của trưa hè.” A. Nắng bắt đầu len tới rừng cây C. Nắng, ánh sáng B. Nắng D. nắng, sắc vàng Lời giải chi tiết: Câu “Nắng bắt đầu len tới rừng cây, rực rỡ sắc vàng hòa với ánh sáng chói chang của trưa hè” là câu đơn, có chủ ngữ là Nắng Chọn B. Câu 6. Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian? A. Tháng giêng, trăng trong veo trên nền trời thăm thẳm. B. Cuối năm, các cửa hàng đều trang hoàng lộng lẫy. C. Trong vườn, hoa trái ngào ngạt hương thơm, rực rỡ sắc màu. D. Mùa hè, bầu trời rất nóng và cháy lên những tia sáng rực rỡ. Lời giải chi tiết: A. Tháng giêng, trăng trong veo trên nền trời thăm thẳm. Trạng ngữ là tháng giêng, chỉ thời gian B. Cuối năm, các cửa hàng đều trang hoàng lộng lẫy. Trạng ngữ là cuối năm, chỉ thời gian C. Trong vườn, hoa trái ngào ngạt hương thơm, rực rỡ sắc màu. Trạng ngữ là trong vườn, chỉ địa điểm D. Mùa hè, bầu trời rất nóng và cháy lên những tia sáng rực rỡ. Trạng ngữ là mùa hè, chỉ thời gian Chọn C. Câu 7. Câu nào sau đây là câu ghép chỉ mục đích? A. Nhà tôi để xe ở dưới hầm chung cư. B. Bạn Lan để quên cặp sách ở lớp học. C. Tôi ra tỉnh học để lại sau lưng mọi kỷ niệm thuở ấu thơ. D. Tôi cố gắng rèn luyện để bản thân ngày càng hoàn thiện. Lời giải chi tiết: Từ để trong các câu A, B, C được dùng với nghĩa là đặt, cất, không mang nghĩa chỉ mục đích Từ để trong câu D được dùng với nghĩa chỉ mục đích. Chọn D. Câu 8. Câu nào sau đây không phải là câu ghép? A. Tôi đang làm bài tập cô giáo giao hôm qua. B. Tôi chạy, nó cũng chạy. C. Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi cay cay. D. Chiếc lá chòng chành, chú nhái bén ngơ ngác nhìn xung quanh. Lời giải chi tiết: Tôi / đang làm bài tập cô giáo giao hôm qua. CN VN Tôi / chạy, // nó / cũng chạy. CN1 VN1 CN2 VN2 Lòng tôi / càng thắt lại, // khóe mắt tôi / cay cay. CN1 VN1 CN2 VN2 Chiếc lá / chòng chành, // chú nhái bén / ngơ ngác nhìn xung quanh. CN1 VN1 CN2 VN2 Chọn A. Câu 9. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn: “Khi mùa thu đến, cảnh vật có nhiều thay đổi. Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.”? A. Nhân hóa, nói quá C. So sánh, nói quá B. Nhân hóa, so sánh D. So sánh, chơi chữ Lời giải chi tiết: Biện pháp so sánh: Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao Biện pháp nhân hóa: mặt nước mệt mỏi Chọn B. Câu 10. Phép nhân hóa trong câu thơ sau được tạo ra bằng cách nào? “Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ” A. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật B. Dùng từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. D. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. Lời giải chi tiết: Hình ảnh nhân hóa có trong 2 câu thơ là: tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Ngẫm nghĩ vốn là từ để chỉ hoạt động của con người. Trong câu thơ lại được sử dụng để chỉ hoạt động của những tháp khoan Chọn D. Phần II. Đọc hiểu (3.5 điểm) Câu 1. (0.5 điểm) Đứng ở cổng trời, tác giả thấy cổng trời có những đặc điểm gì? Lời giải chi tiết: Đứng ở cổng trời, tác giả thấy cổng trời là nơi rất cao, giữa hai bên vách đá và mở ra một khoảng trời. Ở đó có gió thoảng, mây trôi… (Có 2 ý, mỗi ý 0.25 điểm) Câu 2. (0.5 điểm) Từ vị trí cổng trời nhìn ra xa, tác giả đã thấy những sự vật nào? Lời giải chi tiết: Từ vị trí cổng trời nhìn ra xa, tác giả đã thấy những sự vật: cỏ hoa, con thác, đàn dê, cây trái, rừng nguyên sơ, ráng chiều. (Thiếu 2 sự vật trừ 0,25 điểm) Câu 3. (0.5 điểm) Chỉ rõ và gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Có thể chỉ ra một trong hai biện pháp tu từ sau: - Biện pháp tu từ so sánh: “ráng chiều” được ví với “hơi khói” - Biện pháp tu từ nhân hóa: “con thác” và “đàn dê” được nhân hóa lần lượt qua các từ “réo”, “soi”. (Gọi tên biện pháp: 0.25 điểm; chỉ rõ từ ngữ: 0.25 điểm) Câu 4. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, nêu cảm nhận của em về cảnh sắc nơi cổng trời được miêu tả trong đoạn thơ trên. Hình thức: (0.5 điểm) - Đoạn văn, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, lỗi câu, chính tả. - Độ dài: 5 đến 7 câu Nội dung (1.5 điểm) (1) Trong bài thơ “Trước cổng trời”, tác giả Nguyễn Đình Ảnh đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng ấn tượng về vẻ đẹp đặc biệt của cổng trời. (2) Mở ra trước mắt ta là khoảng không gian rộng lớn với đèo cao giữa hai vách đá; từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, gió thoảng đẹp như ở cõi tiên trên trời. (3) Tác giả đã sử dụng từ láy “ngút ngát”, “ngút ngàn” để miêu tả “bao sắc màu cỏ hoa” và “cây trái” kết hợp với việc nhân hóa “con thác” và “đàn dê” qua những từ ngữ: “réo ngân nga”, “soi” làm hiện ra trước mắt người đọc một vùng rừng núi bao la, rộng lớn, rực rỡ, sống động và bình yên. (4) Câu hỏi “không biết thực hay mơ” và hình ảnh so sánh “ráng chiều như hơi khói” góp phần tô điểm nét thơ mộng, huyền ảo đẹp như một giấc mơ cho bức tranh núi rừng. (5) Ở đó, giữa cây trái ngút ngàn, giữa vùng rừng nguyên sơ, có ráng chiều mỏng manh hơi khói. (6) Đoạn thơ còn cho ta thấy được niềm vui sướng, hân hoan “không biết thực hay mơ” của tác giả mà còn khiến ta thêm yêu non sông, đất nước mình. Phần III. Viết (4.0 điểm) Ngày 6/4/2022, sau gần một năm ở nhà học trực tuyến vì dịch Covid 19, học sinh thành phố Hà Nội đã hân hoan đến trường học tập trực tiếp. Em hãy viết một bài văn kể lại ngày đầu tiên đầy niềm vui ấy. * Hình thức: 0.5 điểm - Bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… * Nội dung: 3.5 điểm 1. Mở bài: Giới thiệu ngày 6/4/2022, sau gần một năm ở nhà học trực tuyến vì dịch Covid 19, em và học sinh thành phố Hà Nội đã hân hoan đến trường học tập trực tiếp. Ngày đầu tiên ấy thật nhiều niềm vui. 2. Thân bài: * Giới thiệu hoàn cảnh: - Hoàn cảnh: Trải qua tháng chống dịch, học online liên tục tại nhà, không được gặp bạn bè, thầy cô. - Tâm trạng: háo hức, mong đợi được đi học, được gặp bạn bè và thầy cô. + Hồi hộp cả đêm khó ngủ, sợ ngày mai dậy muộn. + Trong đầu, nghĩ sẵn những câu nói với bạn bè, thầy cô + Thức dậy thật sớm, chuẩn bị đồ dùng học tập, mặc quần áo gọn gàng * Kể lại diễn biến: Kể chi tiết các sự việc diễn ra trong ngày theo trình tự thời gian xen lẫn miêu tả và bày tỏ cảm xúc của bản thân - Khi đến trường: + Miêu tả đôi nét về ngôi trường (diện tích, kiến trúc…) vẫn như lúc trước mà giờ sao thấy là lạ, mới mẻ làm sao. + Khung cảnh xung quanh: Sân trường đông đúc phụ huynh, học sinh… + Hoạt động chào đón học sinh của nhà trường: đo thân nhiệt, thầy cô vẫy tay chào, … VD: Nếp sinh hoạt thay đổi khi đi học trở lại nhưng chúng tôi chẳng chút ngái ngủ, gương mặt tươi hồng háo hức. Chính con tim rộn ràng trong niềm vui sướng bất tận được gặp lại bao gương mặt mến thương đã khiến những đôi mắt trong veo biết cười, biết nói dù đôi môi giấu kín sau chiếc khẩu trang. Cũng có giây phút những bước chân chuẩn bị xô vào nhau sau tiếng gọi từ xa í ới nhưng rồi dường như cảm thấy bao ánh mắt xung quanh, chúng tôi dừng lại, vẫy tay chào, ánh mắt chớp chớp. Thay vì chạy đến ôm chầm lấy các cô, chúng tôi vẫy vẫy tay chào. Ai cũng đeo khẩu trang và được đo thân nhiệt một cách nghiêm túc nhưng ai cũng vui vẻ lạ thường. Không tạt ngang các phòng, những chiếc cặp sách tung tăng theo bước chân vào thẳng lớp. Dừng trước cửa lớp, không quên cho nước rửa tay khô tắm mát đôi tay, chào hành lang sừng sững, chúng tôi vào học với biết bao hân hoan, hạnh phúc. - Khi lên lớp học: cách bố trí lớp, các hoạt động học tập, cảm giác – cảm xúc của bản thân… - Các hoạt động sinh hoạt tập thể: nghe cô hiệu trưởng phát biểu, … VD: Lớp học cũng thật lạ, một lớp chia hai nửa, mỗi học sinh một bàn, cách xa, cách xa nên dĩ nhiên không tiếng nói chuyện khi thầy cô giảng bài. Không khí bắt đầu nóng nực vì hạ đã chuẩn bị thắp lửa, mấy chiếc điều hòa im lìm biết thân biết phận chỉ có quạt giấy, quạt điện mini reo khe khẽ. Dù chẳng thế trò chuyện nhiều cùng nhau nhưng niềm vui vẫn ánh lên trong đôi mắt tôi và bạn bè tôi. Chúng tôi, trao cho nhau những ánh mắt trìu mến thay vì lời nói. Niềm sung sướng lâng lâng làm tôi thấy mình đang như được ở chốn thần tiên. Các bạn tôi chắc cũng thấy thế. Cho nên, những cánh tay vẫn giơ lên phát biểu đều dù lớp học chia “hai nửa yêu thương”. Ra chơi, chúng tôi ở trong lớp nghe bài phát biểu của cô hiệu trưởng từ loa phát thanh. Cô động viên, dặn dò chúng tôi giữ khoảng cách an toàn và tuyên dương tinh thần học tập của giáo viên, học sinh trong những ngày giãn cách. - Khi tan học: + Cố gắng nán lại lớp lâu hơn + Tíu tít kể chuyện về lớp về trường cho bố mẹ nghe 3. Kết bài: Bộc lộ cảm xúc
|