Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024Tải về Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng: Câu 1. Dấy phẩy nào trong câu văn dưới đây được dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vị trong câu: A. Cuối cùng, lớp trưởng Thúy Minh lên tiếng. B. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY Thời gian làm bài: 45 phút Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng: Câu 1. Dấy phẩy nào trong câu văn dưới đây được dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vị trong câu: A. Cuối cùng, lớp trưởng Thúy Minh lên tiếng. B. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. C. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu che. D. Trên đường, xe cộ đi lại nườm nượp như mắc cửi. Câu 2. Câu văn nào dưới đây không sử dụng biện pháp so sánh? A. Bình minh giống như một cánh hoa... B. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu một thân cây đước. C. Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. D. Mùa thu, trời như một chiếc dù bay mãi lên trời cao. Câu 3. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với nhau? (chưa có ngữ liệu) Câu 4. Câu văn nào dưới đây thuộc kiểu câu "Ai thế nào?" ? A. Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. B. Cà Mau là đất mưa dông. C. Bác Tâm, mẹ của Thư đang chăm chú làm việc. D. Thắng có cặp mắt to và sáng. Phần 2. Tự luận (8 điểm) Câu 1. (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.” (Trích "Tiếng đàn Ba- la- lai- ca trên sông Đà, Quang Huy) a. Tìm các danh từ chỉ thiên nhiên trong đoạn thơ trên? b. Tìm chi tiết gợi lên không gian tĩnh mịch của đêm trăng. c. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu: "Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.". Qua đó, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với các sự vật trong đoạn thơ? d. Đoạn thơ trên đã cho thấy sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Điều đó, đã gợi lên trong em tình cảm và ý thức gì đối với thiên nhiên? Câu 2. (2 điểm) Cho đoạn văn sau: “Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.” a. Em hãy cho biết vì sao chiếc áo trở thành " kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi."? b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. c. Em hãy ghi lại chính xác một câu thơ có trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 có hình ảnh cha và con. Câu 3. (3 điểm) Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả một bạn học sinh khi đang chào hỏi mọi người. Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Dấy phẩy nào trong câu văn dưới đây được dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vị trong câu: A. Cuối cùng, lớp trưởng Thúy Minh lên tiếng. B. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. C. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu che. D. Trên đường, xe cộ đi lại nườm nượp như mắc cửi. Phương pháp giải: Xác định vị trí của dấu phẩy ngăn cách bộ phận nào của câu. Lời giải chi tiết: Dấy phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vị trong câu là: “Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu che.” Đáp án C. Câu 2. Câu văn nào dưới đây không sử dụng biện pháp so sánh? A. Bình minh giống như một cánh hoa... B. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu một thân cây đước. C. Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. D. Mùa thu, trời như một chiếc dù bay mãi lên trời cao. Phương pháp giải: Xác định các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh từ đó chọn đáp án đúng. Lời giải chi tiết: Câu văn không sử dụng biện pháp so sánh là “Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu một thân cây đước.” Đáp án B. Câu 3. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với nhau? (chưa có ngữ liệu) Câu 4. Câu văn nào dưới đây thuộc kiểu câu "Ai thế nào?" ? A. Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. B. Cà Mau là đất mưa dông. C. Bác Tâm, mẹ của Thư đang chăm chú làm việc. D. Thắng có cặp mắt to và sáng. Phương pháp giải: - Xác định các bộ phận câu trong các câu văn. - Xác định bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Thế nào Lời giải chi tiết: Câu văn thuộc kiểu câu "Ai thế nào?" là “Thắng có cặp mắt to và sáng.”. Đáp án D. Phần 2. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.” (Trích "Tiếng đàn Ba- la- lai- ca trên sông Đà, Quang Huy) a. Tìm các danh từ chỉ thiên nhiên trong đoạn thơ trên? b. Tìm chi tiết gợi lên không gian tĩnh mịch của đêm trăng. c. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu: "Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.". Qua đó, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với các sự vật trong đoạn thơ? d. Đoạn thơ trên đã cho thấy sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Điều đó, đã gợi lên trong em tình cảm và ý thức gì đối với thiên nhiên? Phương pháp giải: a. Đọc đoạn thơ và xác định các danh từ chỉ thiên nhiên có trong đoạn thơ. b. Tìm chi tiết cho thấy không gian tĩnh mịch, yên ắng của đêm trăng. c. Xác định sự vật được nhân hóa rồi nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa. Từ đó nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với các sự vật trong đoạn thơ. d. Đọc kĩ câu hỏi và suy nghĩ nêu tình cảm và ý thức của em đối với thiên nhiên. Lời giải chi tiết: a. Các danh từ chỉ thiên nhiên là dòng sông, trời, trăng, sông Đà. b. Chi tiết gợi lên không gian tĩnh mịch của đêm trăng: "Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ." c. - Tác dụng của biện pháp nhân hóa: + Giúp câu thơ hay hơn, sinh động, gần gũi và giàu hình ảnh hơn. + Thể hiện sự sáng tạo và khả năng quan sát tinh tế của tác giả. + Gợi tả được vẻ đẹp của đêm trăng trên sông Đà hiện lên thật tĩnh mịch và thơ mộng. Qua đó, ta thấy được sự gắn bó của nhà thơ với các sự vật ở công trường và tình yêu thiên nhiên của tác giả. d. Sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên thể hiện trong đoạn thơ trên đã giúp em thêm yêu và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó, mỗi chúng ta hãy có ý thức bảo vệ và giữ gìn những vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước. Câu 2. (2 điểm) Cho đoạn văn sau: “Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.” a. Em hãy cho biết vì sao chiếc áo trở thành "kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi."? b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. c. Em hãy ghi lại chính xác một câu thơ có trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 có hình ảnh cha và con. Phương pháp giải: a. Đọc câu văn đầu tiên để trả lời câu hỏi. b. Đọc kĩ câu văn và xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu. c. Nhớ lại bài thơ đã học ở lớp 5 có hình ảnh cha con và ghi lại một câu thơ. Lời giải chi tiết: a. Chiếc áo trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi." Vì nó là chiếc áo quân phục cũ của người cha. Chiếc áo ấy được mẹ chữa lại cho con mặc. Vì vậy, mỗi khi thấy chiếc áo, cả gia đình luôn nhớ và tự hào về người cha đã hi sinh. b. c. Câu thơ có trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 có hình ảnh cha và con là “Cha lại dắt con đi trên cát mịn”. Câu 3. (3 điểm) Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả một bạn học sinh khi đang chào hỏi mọi người. Phương pháp giải: - Xác định hình thức của đoạn văn. - Xác định nội dung của đoạn văn miêu tả ai khi nào. Lời giải chi tiết: Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, đủ dung lượng khoảng 10 câu theo yêu cầu đề bài, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch sẽ. Nội dung đoạn văn cần đảm bảo các ý sau: - Mở đoạn: Giới thiệu về bạn học sinh đó (Bạn tên là gì? Đang chào hỏi ai? Trong hoàn cảnh nào?) - Thân đoạn: + Tả bao quát về không gian gặp gỡ, chào hỏi + Tả chỉ tiết: • Tư thế chào của bạn • Trang phục của bạn • Bạn nói gì? Giọng nói như thế nào? • Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của ban ra sao? • ..... - Kết đoạn: Nêu tình cảm, suy nghĩ của mình khi thấy hình ảnh đó. Bài học nào được rút ra? Bài tham khảo: Hôm nay, ở sân trường em gặp bạn Minh - một người bạn thân trong lớp. Minh đang chào hỏi các bạn trong lớp và thầy cô trước khi vào lớp. Không gian xung quanh rất nhộn nhịp, các bạn đang trò chuyện vui vẻ và chạy nhảy ngoài sân, nhưng Minh vẫn giữ được thái độ lịch sự, lịch thiệp. Minh đứng thẳng, cúi đầu nhẹ nhàng rồi vẫy tay chào mọi người với một nụ cười tươi trên môi. Bạn mặc đồng phục học sinh gọn gàng, áo sơ mi trắng và quần dài đen, tạo cho Minh vẻ ngoài chỉn chu, nghiêm túc. Giọng nói của Minh trong trẻo, nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng, khiến ai cũng cảm thấy dễ chịu khi nghe. Cặp mắt sáng long lanh của Minh luôn hướng về phía người đối diện, thể hiện sự thân thiện và quan tâm. Mỗi cử chỉ của bạn đều nhẹ nhàng, từ cái vẫy tay đến nụ cười luôn nở trên môi, làm cho không khí thêm phần ấm áp. Khi tôi nhìn Minh, tôi cảm thấy rất vui và có chút ngưỡng mộ về cách bạn ấy cư xử nhã nhặn. Điều đó làm tôi nhận ra rằng, sự lịch sự và tôn trọng người khác là một phẩm chất rất đáng quý trong cuộc sống.
|