Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2019Tải vềTừ in đậm trong câu nào sau đây bị dùng sai? Câu thơ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM Thời gian làm bài: 45 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Khoanh vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây: Câu 1. Từ in đậm trong câu nào sau đây bị dùng sai? A. Ở đây có mạng in-tơ-nét với đường chuyền tốc độ cao. B. Nhận được đường chuyền thuận lợi của đồng đội, Quang Hải đã ghi bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam . C. Thảo được mẹ tặng một chiếc dây chuyền nhân dịp sinh nhật. D. Nhà máy mới trang bị một dây chuyền sản xuất tự động. Câu 2. Câu thơ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa? A. “Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”. B. “Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”. C. “Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cư”. D. “Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà”. Câu 3. Có bao nhiêu đại từ trong đoạn văn sau đây? Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?” Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng.” A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu. Câu 4. Câu tục ngữ nào sau đây không có cùng nội dung với câu “Góp gió thành bão.”? A. Gieo gió gặt bão. C. Năng nhặt chặt bị. B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. D. Ít chắt chịu hơn nhiều phung phí. Câu 5. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? A. Kinh thành. B. Thủ đô. C. Đô thành. D. Kinh đô. Câu 6. Trong câu văn: “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.”, chủ ngữ của câu là: A. “Mấy con mang”. B. “Mấy con mang vàng”. C. “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp”. D. “lá khộp”. Câu 7. Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu văn sau? “Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một phần của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn” A. Năm. B. Sáu. C. Bảy. D. Tám Câu 8. Cho đoạn văn: “Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.” Từ “chúng” trong đoạn văn trên thay thế cho: A. “Trẻ con” B. “Đàn bò” C. “Con đê vàng đang uốn lượn” D. “Những cánh đồng lúa” PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Trình bày nội dung trả lời vào phần để trống ở mỗi câu dưới đây: Đọc và trả lời các câu hỏi dưới đây: Bài 1. (1,0 điểm) Cho câu văn: “Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.” a. Xác định thành phần câu của câu văn trên và cho biết về mặt cấu tạo ngữ pháp câu văn trên thuộc kiểu câu gì? b. Viết lại câu văn trên để tạo thành một câu cảm thán. Bài 2. (2,0 điểm) Cho các câu văn: (1) Cánh hoa rung rinh, vẫy vẫy như mời gọi trăng vàng xuống chơi. (2) Và khi trăng lên, cánh hoa lại nghiêng mình hứng lấy ánh trăng ngọt ngào, dịu mát. (3) Những cánh hoa mỏng mảnh rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. (4) Chiếc thuyền hoa chòng chành hòa mình với màu tím của nước chiều. (5) Từng chùm hoa tim tím lắc lư theo chiều gió. (6) Mấy chú cá rô tưởng mồi ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những con thuyền tím. (7) Mùa khế ra hoa. a. Sắp xếp các câu văn trên thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Đặt tên cho đoạn văn đó. b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp tu từ đó đã góp phần thể hiện vẻ đẹp gì của những chùm hoa khế? Bài 3. (3,0 điểm) Khép lại bài thơ Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh viết: “Đi qua thời thơ ấu Bao điều bay đi Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con” a. Người cha trong đoạn thơ trên muốn nhắn nhủ với con điều gì khi con sắp lên bảy tuổi? b. Lên bảy tuổi, bạn nhỏ bước vào lớp Một, bắt đầu quãng đời học sinh với bao hi vọng và niềm tin của cha mẹ. Thời gian trôi nhanh, giờ bạn đã là học sinh lớp 5. Hãy đóng vai bạn nhỏ ấy, viết cho bố một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) để kể về những “khó khăn” và những điều “hạnh phúc” mình đã có trong năm năm qua. ----------- Hết ------------ Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Từ in đậm trong câu nào sau đây bị dùng sai? A. Ở đây có mạng in-tơ-nét với đường chuyền tốc độ cao. B. Nhận được đường chuyền thuận lợi của đồng đội, Quang Hải đã ghi bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam . C. Thảo được mẹ tặng một chiếc dây chuyền nhân dịp sinh nhật. D. Nhà máy mới trang bị một dây chuyền sản xuất tự động. Lời giải chi tiết: - Từ “chuyền” có nghĩa là đưa chuyển từng quãng ngắn từ người này sang người khác, từ chỗ này sang chỗ khác (thường dùng đối với các vật cụ thể). - Do vậy, tiếng “chuyền” trong các câu B, C, D được dùng đúng nghĩa. - Còn trong câu A, trường hợp từ mang nghĩa là lan rộng (thông tin) cho nhiều người cùng biết thì phải dùng từ “truyền”. Từ đúng phải là “đường truyền”. Chọn A. Câu 2. Câu thơ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa? A. “Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”. B. “Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”. C. “Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cư”. D. “Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà”. Lời giải chi tiết: Chỉ có các câu thơ trong phương án C mới có chứa cặp từ đồng nghĩa là “siêng” và “cần cù”. Chọn C. Câu 3. Có bao nhiêu đại từ trong đoạn văn sau đây? Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?” Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng.”
A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu.
Lời giải chi tiết: Các đại từ có trong đoạn văn trên gồm: tớ, cậu, ai, bạn Chọn B. Câu 4. Câu tục ngữ nào sau đây không có cùng nội dung với câu “Góp gió thành bão.”?
A. Gieo gió gặt bão. C. Năng nhặt chặt bị. B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. D. Ít chắt chịu hơn nhiều phung phí.
Lời giải chi tiết: - Câu tục ngữ “Góp gió thành bão” có nội dung là khuyên chúng ta nên biết tiết kiệm, chắt chiu góp nhặt từng món nhỏ để tạo thành món lớn. - Đồng nghĩa với câu tục ngữ ấy là các câu: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Năng nhặt chặt bị”, “Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. - Riêng câu tục ngữ “Gieo gió gặt bão” có nội dung khuyên ta nếu tự gây ra những việc không tốt thì phải tự gánh chịu tai hoạ. Câu này không đồng nghĩa với câu tục ngữ đã cho. Chọn A. Câu 5. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. Kinh thành. B. Thủ đô. C. Đô thành. D. Kinh đô.
Lời giải chi tiết: - Cả 4 từ: “kinh thành”, “thủ đô”, “kinh đô”, “đô thành” đều là từ Hán Việt, dùng để chỉ thành phố được chọn làm trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá ... của đất nước. - Nhưng 3 từ “kinh thành”, “kinh đổ”, “đô thành” là các từ cổ, dùng trong và dùng cho các thời kì lịch sử phong kiến trước đây. - Còn từ “thủ đô” là từ hiện dùng trong thời hiện đại. Chọn B. Câu 6. Trong câu văn: “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.”, chủ ngữ của câu là: A. “Mấy con mang”. B. “Mấy con mang vàng”. C. “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp”. D. “lá khộp”. Lời giải chi tiết: Chủ ngữ của câu là cụm danh từ :“Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp” vì nó trả lời cho câu hỏi “Con gì đang ăn cỏ non?”. Chọn C. Câu 7. Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu văn sau? “Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một phần của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn”
A. Năm. B. Sáu. C. Bảy. D. Tám
Lời giải chi tiết: Các từ ghép tổng hợp gồm: núi non, sóng nước, tươi đẹp, non sông, gấm vóc, nhân dân, giữ gìn. Chọn C. Câu 8. Cho đoạn văn: “Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.” Từ “chúng” trong đoạn văn trên thay thế cho:
A. “Trẻ con” B. “Đàn bò” C. “Con đê vàng đang uốn lượn” D. “Những cánh đồng lúa” Lời giải chi tiết: Đại từ “chúng” đặt trong ngữ cảnh của đoạn văn trên, được dùng để thay thế cho “những cánh đồng lúa” được nói đến trong vế đầu của cậu. Chọn D. PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Bài 1. (1,0 điểm) a. (0,5 điểm) – Xác định chủ ngữ, vị ngữ (0,25 điểm): “Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề TN phố Hà Nội, lòng tôi, // thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ CN VN tạo hình của nhân dân. - Câu văn trên thuộc kiểu câu đơn (vì chỉ gồm một cụm chủ – vị làm nòng cốt câu). (0,25 điểm) b. (0,5 điểm) Học sinh có thể thêm các từ bộc lộ cảm xúc và dấu chấm than để tạo thành câu cảm thán. Gợi ý: - Chao ôi, mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân! - Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi lại thấm thía biết bao một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân! Bài 2. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) - Thứ tự sắp xếp các câu văn (0,75 điểm): (7) - (5) - (3) - (4) - (6) - (2) - (1). - Đặt tên cho đoạn văn (0,25 điểm): cần ngắn gọn, thể hiện rõ nội dung chính của Gợi ý: Hoa khế; Mùa khế ra hoa... b. (1,0 điểm) - Các biện pháp tu từ (0,5 điểm): + Nhân hoá (cánh hoa nghiêng mình hứng ánh trăng, cánh hoa rung rinh, vẫy vẫy) + So sánh (những cánh hoa như những con thuyền tím, cái rung rinh của cánh hoa như lời mời gọi vầng trăng). - Tác dụng (0,5 điểm): Thể hiện vẻ đẹp mỏng manh, xinh xắn của những chùm hoa. Bài 3. (3,0 điểm) a. (1,0 điểm) - Cha muốn nhắc con về sự thay đổi của cuộc sống xung quanh: thế giới cổ tích diệu kì của tuổi thơ không còn nữa, mọi thứ hiện thực hơn, khó khăn hơn. (0,5 điểm) - Cha cũng mong con mạnh mẽ, trưởng thành để giành lấy hạnh phúc từ chính khả năng của bản thân. (0,5 điểm) b. (2,0 điểm) Đoạn văn nêu cảm nhận của học sinh về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: 1. Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm): - Đảm bảo hình thức trình bày của một bức thư: có thời gian địa điểm gửi thư, lời chào, nội dung thư, kết thúc và kí tên. - Lời văn ngắn gọn, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy - Không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung (1,5 điểm): Bên cạnh các nội dung cố định (thời gian địa điểm viết thư, lời chào, kết thúc, kí tên), thư có thể gồm các nội dung sau: - Lời hỏi thăm bố. - Gợi nhớ về lời dặn của bố năm năm trước. - Kể về sự trưởng thành của con bây giờ: những khó khăn con đã phải đối diện, những niềm vui và hạnh phúc do con tự kiếm tìm, tạo dựng (trong học tập, trong cuộc sống bên gia đình...). - Lòng biết ơn với tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ. - Lời hứa sẽ tiếp tục cố gắng để trưởng thành hơn, không phụ lòng cha mẹ.
|