Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022

Câu 1. “Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé mười một tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi Tô Châu dày mịn, màu cỏ úa.” Đại từ "đó" trong chuỗi câu trên được dùng để thay thế cho từ ngữ nào? A. Tôi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

TRƯỜNG CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. “Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé mười một tuổi.

Đó là chiếc áo sơ mi Tô Châu dày mịn, màu cỏ úa.”

Đại từ "đó" trong chuỗi câu trên được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?

A. Tôi

C. Người bạn đồng hành quý báu

B. Người bạn đồng hành

D. Đứa bé 11 tuổi

Câu 2. Dòng nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại.

A. Sột soạt

B. Rũ rượi

C. Lênh khênh

D. Thướt tha

Câu 3. Lựa chọn phương án đúng, phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn:

            Mặt trời chưa xuất hiện ........ tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian..... thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần... chìm vào đất.

(Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh)

A. Và, như, nhưng

B. Rồi, nhưng, như

C. Như, rồi, nhưng

D. Nhưng, như, rồi

Câu 4. Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp so sánh?

A. Đối với Chuồn Chuồn, họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm.

B. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

C. Cửa sổ là mắt của nhà.

D. Mẹ là đất nước tháng ngày của con.

Câu 5. Chủ ngữ của câu: "Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chải gỡ mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước khiến mặt sông nghe như rộng hơn" là:

A. Tiếng lanh canh của thuyền chài

B. Tiếng lanh canh

C. Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cả cuối cùng

D. Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cả cuối cùng truyền đi trên mặt nước

Câu 6. Dấu phấy trong câu: "Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm." có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ - vị ngữ và ngăn cách các vế trong câu ghép

B. Ngăn cách các vế trong câu ghép và ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu

C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ -  vị ngữ và ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (3.5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

            Từ những ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lễ phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

(Tiếng Việt 4 tập 2, NXB Giáo dục)

a. Ghi lại các từ láy có trong đoạn trích

b. Các câu văn trong ngữ liệu được liên kết với nhau bằng cách nào? Chi rõ các từ ngữ dùng làm phương tiên liên kết.

c. Tại sao tác giả lại cảm thấy thấm thía một nỗi biết ơn với người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

d. Qua những bức tranh dân gian làng Hồ, em nhận thấy được điều gì về các nghệ sĩ tạo hình của nhân dân

Câu 2. (1.5 điểm) Chỉ ra điểm tương đồng về hình ảnh người mẹ trong hai đoạn thơ dưới đây:

1.   Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cả cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy

(Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)

2.   Hôm nay trời nóng như nung

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày

Ước gì em hóa đám mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm

(Bóng mây - Thanh Hào)

Câu 3. (2 điểm) Trong bài thơ "Những cánh buồm", nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trâm ngâm nhìn mãi cuôi chân trời

Con lại trỏ cảnh buồm xa hỏi khế:

"Cha mượn cho con cảnh buồm trắng nhé,

Để con đi!”

(Tiếng Việt 5, Tập 2, NXB Giáo dục)

Hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận về tình cha con và ước mơ tuổi thơ trong hai khổ thơ trên.

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. C

2. A

3. D

4. A

5. C

6. B

Câu 1. “Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé mười một tuổi.

Đó là chiếc áo sơ mi Tô Châu dày mịn, màu cỏ úa.”

Đại từ "đó" trong chuỗi câu trên được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?

A. Tôi

C. Người bạn đồng hành quý báu

B. Người bạn đồng hành

D. Đứa bé 11 tuổi

Phương pháp giải:

- Xác định vị trí của từ “đó” ở câu nào.

- Tìm danh từ được nhắc đến ở câu văn liền trước.

Lời giải chi tiết:

Đại từ "đó" trong chuỗi câu trên được dùng để thay thế cho “người bạn đồng hành”.

Đáp án C.

Câu 2. Dòng nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại.

A. Sột soạt

B. Rũ rượi

C. Lênh khênh

D. Thướt tha

Phương pháp giải:

- Xác định từ loại của các từ đã cho.

- Xác định nội dung của các từ đã cho

- Chọn ra từ không cùng nhóm với các từ còn lại

Lời giải chi tiết:

Tính từ chỉ hình dáng : rũ rượi, lênh khênh, thướt tha.

Tính từ chỉ âm thanh: sột soạt

Từ không cùng loại với các từ đã cho là "sột soạt".

Đáp án A.

Câu 3. Lựa chọn phương án đúng, phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn:

            Mặt trời chưa xuất hiện ........ tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian..... thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần... chìm vào đất.

(Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh)

A. Và, như, nhưng

B. Rồi, nhưng, như

C. Như, rồi, nhưng

D. Nhưng, như, rồi

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn xác định mối quan hệ giữa các vế của câu để chọn từ ngữ phù hợp với nội dung câu văn.

Lời giải chi tiết:

Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.

Đáp án D.

Câu 4. Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp so sánh?

A. Đối với Chuồn Chuồn, họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm.

B. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

C. Cửa sổ là mắt của nhà.

D. Mẹ là đất nước tháng ngày của con.

Phương pháp giải:

Đọc các đáp án, xác định sự vật so sánh và được so sánh ở mỗi câu.

Lời giải chi tiết:

Câu sử dụng biện pháp so sánh:

B. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

=> Bông hoa so sánh với ngọn lửa hồng tươi

C. Cửa sổ là mắt của nhà.

=> Cửa sổ so sánh với mắt của nhà

D. Mẹ là đất nước tháng ngày của con.

=> Mẹ so sánh với đất nước

Câu không sử dụng biện pháp so sánh là: Đối với Chuồn Chuồn, họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm.

Đáp án A.

Câu 5. Chủ ngữ của câu: "Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chải gỡ mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước khiến mặt sông nghe như rộng hơn" là:

A. Tiếng lanh canh của thuyền chài

B. Tiếng lanh canh

C. Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cả cuối cùng

D. Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cả cuối cùng truyền đi trên mặt nước

Phương pháp giải:

Đọc câu văn và xác định các thành phần của câu.

Lời giải chi tiết:

Chủ ngữ trong câu là “Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cả cuối cùng”.

Đáp án C.

Câu 6. Dấu phấy trong câu: "Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm." có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ - vị ngữ và ngăn cách các vế trong câu ghép

B. Ngăn cách các vế trong câu ghép và ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu

C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ -  vị ngữ và ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu

Phương pháp giải:

Xác định vị trí của dấu phẩy ngăn cách bộ phận nào của câu.

Lời giải chi tiết:

Dấu phấy có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép và ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Đáp án B.

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (3.5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

            Từ những ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lễ phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

(Tiếng Việt 4 tập 2, NXB Giáo dục)

a. Ghi lại các từ láy có trong đoạn trích.

b. Các câu văn trong ngữ liệu được liên kết với nhau bằng cách nào? Chi rõ các từ ngữ dùng làm phương tiên liên kết.

c. Tại sao tác giả lại cảm thấy thấm thía một nỗi biết ơn với người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

d. Qua những bức tranh dân gian làng Hồ, em nhận thấy được điều gì về các nghệ sĩ tạo hình của nhân dân

Phương pháp giải:

a. Đọc đoạn văn và xác định các từ láy có trong đoạn văn.

b. Nhớ lại các cách liên kết câu và tìm các từ ngữ thể hiện cách liên kết câu đó.

c. Đọc kĩ phần cuối của đoạn văn.

d. Đọc lại đoạn văn và nêu cảm nhận của em về các nghệ sĩ tạo hình của nhân dân

Lời giải chi tiết:

a. Từ láy : thấm thía, đậm đà, hóm hỉnh

b. Các câu văn được liên kết bằng phép lặp và phép thế.

- Phép lặp : tôi, tranh làng Hồ

- Phép thế : "Họ" thay thế cho "những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân".

c. Tác giả cảm thấy thấm thía một nỗi biết ơn với người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

d. Qua những bức tranh dân gian làng Hồ, em nhận thấy được tài năng và sự sáng tạo của các nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Bên cạnh đó, em còn cảm nhận được sự am hiểu, gắn bó, yêu mến cuộc sống, con người nơi làng quê của họ.

Câu 2. (1.5 điểm) Chỉ ra điểm tương đồng về hình ảnh người mẹ trong hai đoạn thơ dưới đây:

1.   Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cả cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy

(Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)

2.   Hôm nay trời nóng như nung

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày

Ước gì em hóa đám mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm

(Bóng mây - Thanh Hào)

Phương pháp giải:

Em trả lời các câu hỏi sau để tìm điểm tương đồng:

- Ai miêu tả mẹ?

- Trong đoạn thơ, mẹ đang làm gì?

- Tình cảm đối với mẹ trong bài thơ là gì?

Lời giải chi tiết:

Điểm tương đồng về hình ảnh người mẹ trong hai đoạn thơ là:

- Mẹ được miêu tả qua lăng kính của con.

- Mẹ lao động trong thời tiết khắc nghiệt, mẹ tần tảo, vất vả, chịu thương, chịu khó.

- Yêu thương, cảm phục biết ơn mẹ.

Câu 3. (2 điểm) Trong bài thơ "Những cánh buồm", nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trâm ngâm nhìn mãi cuôi chân trời

Con lại trỏ cảnh buồm xa hỏi khế:

"Cha mượn cho con cảnh buồm trắng nhé,

Để con đi!”

(Tiếng Việt 5, Tập 2, NXB Giáo dục)

Hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận về tình cha con và ước mơ tuổi thơ trong hai khổ thơ trên.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thơ dựa vào hình ảnh và từ ngữ trong các câu thơ để làm rõ các ý sau:

- Tình cảm cha con

- Ước mơ của tuổi thơ

Em trình bày đoạn văn hoàn chỉnh, đảm bảo độ dài theo yêu cầu đề bài, diễn đạt rõ ràng.

Lời giải chi tiết:

Em tham khảo đoạn văn sau:

Trong hai khổ thơ trên, hình ảnh cha con được thể hiện rất sâu sắc và cảm động. Cha dẫn con đi trên bãi cát mịn dưới ánh nắng chan hòa, tạo nên một không gian ấm áp và bình yên. Dáng vẻ của cha, với ánh mắt trầm ngâm nhìn về phía chân trời xa xăm, như đang suy tư về cuộc sống. Còn đứa con, trong sự vô tư và ngây thơ của tuổi thơ, nhìn thấy cảnh buồm xa và ước ao: "Cha mượn cho con cảnh buồm trắng nhé, Để con đi!" Câu nói ấy là lời ước mơ đầy khát khao của một đứa trẻ, muốn thoát khỏi giới hạn hiện tại để khám phá thế giới rộng lớn. Tình cha con trong bài thơ thật gần gũi, chan chứa yêu thương, và trong lời ước ao của con, ta cảm nhận được khát vọng tự do, vươn tới những chân trời mới của tuổi thơ.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close