Đề thi học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 7Tải về Nhóm nào sau đây gồm các loài thiên địch diệt sâu bọ?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1: Nhóm nào sau đây gồm các loài thiên địch diệt sâu bọ? A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo. B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú. D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt Câu 2: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về tác hại của động vật? 1) Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch). 2) Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán …) 3) Phá hoại mùa màng; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá …) 4) Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng (con hà, mối …) A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 3: Quan sát vòng đời phát triển của sâu bướm, giai đoạn ảnh hưởng nhất tới năng suất cây trồng là? A. Bướm B. Trứng C. Ấu trùng D. Nhộng Câu 4: Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành động vật nào? A. Ruột khoang B. Cá C. Lưỡng cư D. Bò sát Câu 5: Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên có một số loài đẻ trứng đó là: A. Heo B. Khỉ C. Thú mỏ vịt D. Kangaroo Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không có ở các động vật đới nóng? A. Di chuyển bằng cách quăng thân B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè C. Có khả năng di chuyển rất xa D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày Câu 7: Trong nguyên nhân sau, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay? A. Do hoạt động của con người B. Do thiên tai xảy ra C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần D. Do các loại dịch bệnh bất thường Câu 8: Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm nào? A. Môi trường sống B. Cấu tạo cơ thể C. Đặc điểm dinh dưỡng D. Đặc điểm sinh sản Câu 9: Loại giun nào sau đây thuộc nhóm Giun dẹp? A. giun đất B. giun đũa C. sán dây D. giun kim Câu 10: Thân mềm có tập tính phong phú là do: A. Có cơ quan di chuyển B. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng C. Hệ thần kinh phát triển D. Có giác quan Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì? A. Do tác động của bão từ B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người D. Việc trồng rừng chưa đạt được hiệu quả rõ ràng Câu 12: Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật, chúng ta cần: 1) Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng 2) Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng 3) Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên 4) Phát hiện và báo với chính quyền địa phương về các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm. Có bao nhiêu đáp án đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13: Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật? A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn B. Có hạt hoặc không có hạt C. Có hoa hoặc không có hoa D. Có rễ hoặc không có rễ. Câu 14: Loại nấm nào sau đây không thể quan sát bằng mắt thường? A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm men D. Nấm sò Câu 15: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây? A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng. B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h. C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai. D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau. Câu 16: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào? A. Thiên Hà xoắn ốc. B. Thiên Hà elip. C. Thiên Hà hỗn hợp. D. Thiên Hà không định hình. Câu 17: Chọn câu phát biểu đúng? A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động. B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s. C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính lúp D. Kích thước của hệ Mặt Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà. Câu 18: Hệ Mặt Trời bao gồm: A. các dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí. B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí. C. rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ. D. các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh khác, đám bụi, khí. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng. B. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình cầu. C. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng, có dạng hình tròn. D. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng và quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Câu 20: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là: A.Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. B. Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thủy tinh, Hải Vương tinh. C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh. D. Hải Vương tinh. Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Kim tinh,Thủy tinh. Câu 21: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành A. nhiệt năng. B. quang năng. C. điện năng . D. nhiệt năng và quang năng. Câu 22: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí? A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh. B. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh. C. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng. D. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn. Câu 23: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục. Câu 24: Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo? A. Than. B. Khí tự nhiên. C. Gió. D. Dầu. Câu 25: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng? A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào. B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút. C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc. D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng. Câu 26: Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông. B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây. C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Câu 27: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau: Mặt Trăng là (1)... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời. A. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra. B. (1) hành tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra. C. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ. D. (1) tiểu hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ. Câu 28: Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì: A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. C. Mặt Trăng là một ngôi sao. D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Phần 2: Tự luận (3 điểm) Câu 1: a. Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm? b. Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình. Câu 2: Vì sao cần phải bảo vệ một số loài thú quý hiếm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và phát triển các loài thuộc lớp Thú? Đáp án Đáp án và lời giải chi tiết Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1:
Phương pháp giải Nhóm sinh vật gồm các loài thiên địch diệt sâu bọ là: Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo. Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 2:
Phương pháp giải Các tác hại của động vật là: 1) Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch). 2) Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán …) 3) Phá hoại mùa màng; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá …) 4) Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng (con hà, mối …) Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 3:
Phương pháp giải Trong vòng đời của sâu bướm, giai đoạn ảnh hưởng nhất tới năng suất cây trồng là ấu trùng. Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 4:
Phương pháp giải Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành Lưỡng cư. Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 5:
Phương pháp giải Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên có một số loài đẻ trứng đó là thú mỏ vịt. Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 6:
Phương pháp giải Đặc điểm không có ở các động vật đới nóng là: Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè. Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 7:
Phương pháp giải Trong nguyên nhân sau, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay là do hoạt động của con người. Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 8:
Phương pháp giải Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm cấu tạo cơ thể. Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 9:
Phương pháp giải Loại giun thuộc nhóm Giun dẹp là: sán dây. Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 10:
Phương pháp giải Thân mềm có tập tính phong phú là do cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng. Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 11:
Phương pháp giải Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là hoạt động khai thác quá mức của con người. Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 12:
Phương pháp giải Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật, chúng ta cần: 1) Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng 2) Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng 3) Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên 4) Phát hiện và báo với chính quyền địa phương về các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm. Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 13:
Phương pháp giải Đặc điểm không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật là loài có rễ hay không có rễ. Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 14:
Phương pháp giải Loại nấm không thể quan sát bằng mắt thường là nấm men. Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 15:
Phương pháp giải Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 16:
Phương pháp giải Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà xoắn ốc Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 17:
Phương pháp giải Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 18:
Phương pháp giải Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 19:
Phương pháp giải Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình tròn Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 20:
Phương pháp giải Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 21:
Phương pháp giải Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng và quang năng Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 22:
Phương pháp giải Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn không phải là năng lượng hao phí Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 23:
Phương pháp giải Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 24:
Phương pháp giải Nguồn năng lượng Gió là nguồn năng lượng tái tạo Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 25:
Phương pháp giải Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào không tiết kiệm điện năng Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 26:
Phương pháp giải Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông. Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 27:
Phương pháp giải Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản xạ ánh sáng mặt trời Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 28:
Phương pháp giải Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời Lời giải chi tiết Đáp án B Phần 2: Tự luận (3 điểm) Câu 1:
Phương pháp giải Áp dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết Đáp án a. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu b. Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài, - Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải Câu 2:
Phương pháp giải Vận dụng kiến thức về bảo vệ đa dạng sinh học. Lời giải chi tiết Cần phải bảo vệ thú quý hiếm vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo vệ động vật quý hiếm, chúng ta cần: + Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng. + Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã. + Xây dựng các khu bảo tồn, các khu dự trữ thiên nhiên. + Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế.
|